Các tín hiệu cho thấy thời điểm khó khăn nhất của thị trường sắp qua

Góp ý tại Hội thảo “Gỡ vướng địa ốc – thúc đẩy tăng trưởng”, ông Hoàng Văn Tăng Tổng, giám đốc Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng – DIC Corp cho rằng giai đoạn khó khăn nhất với thị trường bất động sản sắp qua.

Lý giải về nhận định của mình, ông Tăng đã nêu ra 3 yếu tố để chứng minh được rằng thị trường đã sắp đi qua giai đoạn khó khăn.

Đầu tiên đó là khi thị trường đã trải qua quý I/2023 khá trầm lắng, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt trong việc đẩy mạnh đầu tư công, thông qua việc thành lập các tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại nhiều địa phương. Việc có các biện pháp quyết liệt này đã giúp nhiều doanh nghiệp đang trong giai đoạn khó khăn, trong đó có nhóm doanh nghiệp bất động sản.

Tiếp theo đó là việc Chính phủ đã nhiều lần gửi thông điệp chính thức nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Sau nhiều cuộc họp và chỉ đạo của Chính phủ, các địa phương bắt đầu vào cuộc mạnh mẽ hơn. Trong đó, đặc biệt là hướng đến các nhóm giải pháp, chính sách tập trung tháo gỡ vấn đề đang nóng nhất của thị trường, gồm pháp lý và vốn. Việc tháo gỡ được vấn đề pháp lý sẽ giúp nhiều dự án được giải tỏa và củng cố niềm tin cho thị trường.

Thị trường bất động sản chỉ còn đang vướng mắc ở pháp lý và nguồn cung

Cuối cùng, dòng vốn tín dụng đã có dấu hiệu hạ nhiệt, dù chưa tác động ngay trong ngắn hạn nhưng lãi suất có xu hướng giảm sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản. Kết với với những chuyển động tích cực hơn từ hoạt động M&A các dự án bất động sản, tôi tin thị trường bất động sản có nhiều cơ hội để phục hồi trong từ giai đoạn cuối quý III/2023.

Tuy nhiên, mặc dù có sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan chức năng để tập trung tháo gỡ khó khăn, chấm dứt việc đùn đẩy trách nhiệm, chậm trễ giải quyết thủ tục nhưng trong thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn đang chờ để giải quyết về mặt pháp lý.

Vì vậy ông Hoàng Văn Tăng bày tỏ, với các dự án đủ hồ sơ, đủ tiêu chuẩn thì sớm được cấp phép. Ngược lại, nếu dự án chưa đủ theo các tiêu chí thì cũng mong nhận được quyết định từ các bộ, ngành hay các đơn vị liên quan để doanh nghiệp chủ động hơn trong kế hoạch triển khai.

Cũng tại hội nghị này, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng thị trường bất động sản hiện tại quá thiếu nguồn hàng, các phân khúc không đồng đều, thiếu sản phẩm phù hợp với thị trường… Các vấn đề này đều xuất phát từ hệ thống pháp lý, chính sách…

Ông Đính cho rằng, bên cạnh các động thái tích cực của Chính phủ khi ban hành các chính sách để giải cứu thị trường thì vẫn còn điểm nghẽn cơ bản cuối cùng cần tháo gỡ đó chính là pháp lý.

“Làm thế nào để các dự án được phê duyệt, được tham gia thị trường… Chỉ khi giải quyết được bài toán này thì các dự án đầu tư mới được giải quyết các câu chuyện cơ bản”, ông Đính nói.

Vì vậy, ông Đính cũng đề xuất phải xử lý chính sách nhanh hơn, chi tiết hơn, đặc biệt với nhà ở xã hội. Trong giai đoạn này, đây là sản phẩm này sẽ kích hoạt giao dịch tốt hơn trên thị trường vốn đang trong tình trạng thiếu giao dịch trầm trọng. Có sản phẩm phù hợp thì chỉ số giao dịch sẽ tăng lên, các guồng quay được kích hoạt, ổn định trở lại.

Tiếp đó là xây dựng và sớm ban hành các quy định quy trình xử lý hồ sơ thủ tục cho các nhà đầu tư, trong đó có các khâu chuyển nhượng dự án, đấu thầu đấu giá, phê duyệt giá đất, lựa chọn chủ đầu tư… Đây là các vấn đề bị vướng nhiều nhất theo như thống kê của Hội môi giới bất động sản Việt Nam.

An Vũ

Bài viết liên quan

05/12/2024 Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhận thêm nhiệm vụ

Ngày 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp. Theo quyết định, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Cũng theo quyết định, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ […]

Xem thêm
26/11/2024 Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi làm việc. Chủ tịch CSRC nhận định cơ quan quản lý về chứng khoán của Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, cần có các cuộc trao đổi thường xuyên hơn để cùng chia sẻ kinh nghiệm. Trong khuôn khổ chuyến công tác […]

Xem thêm
21/11/2024 Vinhomes trước ngày cuối cùng làm nên lịch sử, hơn 211 triệu cổ phiếu quỹ đã về tay

Vinhomes chắc chắn sẽ không thể mua đủ số lượng đăng ký nhưng đây vẫn sẽ là thương vụ mua cổ phiếu quỹ có quy mô lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam. Ngày 21/11 là ngày cuối cùng trong chiến dịch mua cổ phiếu quỹ của Vinhomes. Như vậy, sẽ chỉ còn duy […]

Xem thêm
19/11/2024 Kỷ lục buồn của chứng khoán Việt Nam: Khối ngoại bán ròng 85.000 tỷ trên HoSE từ đầu năm

Trong ngắn hạn, áp lực tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dòng vốn ngoại. Về dài hạn, việc thiếu hàng hoá mới chất lượng là nguyên nhân chính khiến khối ngoại không mặn mà với chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn chịu áp […]

Xem thêm
18/11/2024 Thanh tra Bộ Tài chính: 7 khoản đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng của Vicem tiềm ẩn rủi ro mất vốn

Ngày 5/11, Thanh tra Bộ Tài chính đã công bố kết luận thanh tra tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem). Theo kết luận thanh tra, đầu tư tài chính dài hạn của Công ty mẹ – Tổng công ty tại thời điểm 31/12/2023 là 13.973 tỷ đồng vào 31 công ty (bao gồm […]

Xem thêm