Chuyên gia: Dòng tiền lớn chưa thực sự nhập cuộc, cẩn trọng với nhóm cổ phiếu chứng khoán

Chuyên gia: Dòng tiền lớn chưa thực sự nhập cuộc, cẩn trọng với nhóm cổ phiếu chứng khoán

Theo chuyên gia, thị trường không thể đi mãi với các cổ phiếu vừa và nhỏ, cũng như các dòng đầu cơ, thay vào đó cổ phiếu trụ cần có dấu ấn rõ nét và đồng thuận hơn.

Thời gian gần đây, thị trường chứng khoán vận động theo xu hướng sideway trong biên hẹp với những phiên tăng, giảm đan xen. Điểm tích cực là thị trường vẫn duy trì xu hướng tích lũy đi lên cùng với thanh khoản cải thiện.

Điều nhà đầu tư quan tâm hiện nay là liệu thị trường đã xác lập xu hướng tăng? Đồng thời, động thái bán ròng suốt giai đoạn vừa qua của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường có đáng lo ngại?

xesXOKXF.png

Dòng tiền lớn chưa thực sự nhập cuộc

Bàn về diễn biến thị trường, ông Bùi Văn Huy – Giám đốc Chi nhánh Chứng khoán DSC nhìn nhận trên hai khía cạnh.

Về yếu tố thế giới, diễn biến thị trường thế giới gần đây tiếp tục duy trì những diễn biến tích cực. Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu vẫn phục hồi rất tốt với những kỳ vọng về sự hạ nhiệt trong chính sách tiền tệ. Điểm trừ xuất phát từ sự phân kỳ nhất định khi các thị trường châu Á có diễn biến tương đối kém.

Về bối cảnh trong nước cũng thiên về xu hướng tích cực với động lực chính là sự hỗ trợ chính sách để phục hồi nền kinh tế với nỗ lực giải ngân tính dụng và đầu tư công cuối năm kèm với môi trường lãi suất thấp. Yếu tố kém tích cực cần theo dõi hiện tại có lẽ đến từ những ẩn số từ nợ xấu và thị trường trái phiếu.

Về yếu tố dòng tiền, chuyên gia đánh giá cao sự trở lại của nhà đầu tư cá nhân với sự hưng phấn nhất định trong những ngày cuối năm. Nhưng cần lưu ý những gì thị trường cần nhất không phải thanh khoản bùng nổ bất thường mà là việc dòng tiền cải thiện dần đều, tốt lên với sự dẫn dắt của các nhóm trụ. Việc dòng tiền duy trì đều đặn và tốt lên là đủ để duy trì sự vận động theo hướng tích cực.

Thực tế, chưa thể khẳng định thanh khoản đột biết phiên 7/12 là dòng tiền lớn nhập cuộc, bởi đây có thể chỉ đơn thuần là áp lực chốt lời và phân phối của nhiều nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Nhịp tăng của thị trường không thể duy trì mãi dưới động lực của nhóm cổ phiếu midcap và smallcap, thay vào đó nhóm vốn hóa lớn cần quay lại dẫn sóng.

Thêm vào đó, đối trọng tiêu cực là đà bán ròng dứt khoát của khối ngoại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đà bán ròng và mức độ giao dịch chung của khối ngoại là không lớn so với toàn bộ thị trường. Dù vậy, đà bán ròng chủ đạo với các cổ phiếu trụ và nếu kéo dài cũng sẽ là một áp lực cần đáng cân nhắc. Dòng tiền cá nhân len lỏi ở các cổ phiếu vừa và nhỏ rất mạnh trong những giai đoạn gần đây, tuy nhiên các dòng trụ chưa thực sự nổi bật khiến chỉ số chung không tăng nhiều như các cấu phần vừa và nhỏ.

Một phần đà bán ròng của khối ngoại được diễn ra là vì sự dịch chuyển dòng vốn lớn mang phạm vi toàn cầu. Ngoại trừ Ấn Độ thì nhiều thị trường châu Á lớn như đều bị bán ròng rất mạnh, dòng vốn cổ phiếu cho thấy sự dịch chuyển lớn về Mỹ và châu Âu sau những động thái có phần giảm bớt áp lực trong chính sách tiền tệ của Mỹ. Bên cạnh đó, nền sản xuất trong nước phục hồi chậm cũng có thể là nguyên nhân khiến khối ngoại bán ròng mạnh mẽ.

Chưa có nhiều lý do cho những nhịp giảm mạnh 

Kết luận bối cảnh trên, chuyên gia DSC cho rằng khả năng thị trường vẫn duy trì dòng tiền ổn định và chưa có nhiều lý do cho những nhịp giảm mạnh. Vùng giao dịch VN-Index hiện tại 1.080-1.130. Trong trường hợp tích cực, phá vỡ kháng cự 1.130, vùng kháng cự tiếp theo ở quanh 1.150-1.160.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh nếu không tranh thủ được cơ hội tuần tới, cơ hội bứt phá của thị trường sẽ bị thu hẹp ít nhiều. Thị trường không thể đi mãi với các cổ phiếu vừa và nhỏ, cũng như các dòng đầu cơ, thay vào đó cổ phiếu trụ cần có dấu ấn rõ nét và đồng thuận hơn. Nếu nhóm trụ “hụt tiền” và nhóm vừa và nhỏ phân phối sẽ là tín hiệu kém tích cực mà nhà đầu tư cần theo dõi trong 1-2 phiên đầu tuần.

Dù dành sự thận trọng nhất định trong ngắn hạn, nhưng vị chuyên gia nhìn nhận tích cực về tương lai của thị trường và nền kinh tế trong năm 2024 và một số yếu tố cần theo dõi như (1) Nền kinh tế thế giới sẽ như thế nào trong 6 tháng tới, quan trọng nhất vẫn là Mỹ, quãng thử thách cuối khi sau đó dù neo cao nhưng lãi suất sẽ dần hạ. (2) Sự phân kỳ châu Á, một số nước sẽ vượt qua trạng thái nợ xấu và sự suy giảm của thị trường BĐS (3) Trong nước vẫn sẽ là “khúc cua” xử lý nợ xấu và đà phục hồi kinh tế

Do đó, nhà đầu tư tập trung nhóm có triển vọng tích cực 2024 thì cần chú ý đến định giá. Trong khi nhà đầu tư quan tâm đến bắt đáy các nhóm có triển vọng tiêu cực thì nhóm này định giá tốt hơn nhưng cần định thời điểm kỹ lưỡng về thời gian phục hồi và khả năng trụ vững qua khó khăn.

Riêng nhóm cổ phiếu chứng khoán, dù được hưởng lợi từ thông tin KRX nhưng cần nhìn nhận định giá cổ phiếu không còn rẻ. Tất nhiên, chứng khoán là câu chuyện của dòng tiền, tiền vào thì giá tăng và khi dòng tiền hưng phấn thì điều gì cũng có thể xảy ra, nhất là đối với nhóm cổ phiếu chứng khoán như hiện tại, Dù vậy, nhà đầu tư vẫn cần cẩn trọng với nhóm này.

Bàn thêm về KRX, chuyên gia nhấn mạnh một số nước áp dụng KRX rất lâu như Hàn Quốc (cha đẻ KRX), Thái Lan,… tỷ lệ thanh khoản/vốn hóa cũng chỉ quanh quanh mức Việt Nam hiện tại. Tức là so về mặt quy mô thì Việt Nam đã giao dịch rất sôi động và KRX chưa chắc có thể làm tăng thanh khoản đột biến.

Bài viết liên quan

18/04/2025 Cập nhật số liệu CTCK ngày 18/4: Loạt tên tuổi lớn tấp nập công bố BCTC quý 1, hé lộ hai khoản lãi nghìn tỷ đầu tiên

Đã có thêm công ty chứng khoán ghi danh trong câu lạc bộ lãi nghìn tỷ trong quý 1/2025. Số liệu thống kê tới sáng ngày 18/4, đã có 22 công ty chứng khoán công bố BCTC quý 1/2025. CTCP Chứng khoán SSI (mã SSI) là công ty tiếp theo ghi danh trong câu lạc bộ […]

Xem thêm
17/04/2025 Tỷ phú Trần Đình Long: HRC làm đến đâu bán hết đến đó, sản xuất thép ray để thể hiện sức mạnh, uy lực của Hòa Phát

Tỷ phú Trần Đình Long: HRC làm đến đâu bán hết đến đó, sản xuất thép ray để thể hiện sức mạnh, uy lực của Hòa Phát Ông Trần Đình Long nhấn mạnh VinFast chỉ là một trong những đối tác của Hòa Phát, còn có Thành Công, Tập đoàn Đường Sắt,… sắp tới sẽ […]

Xem thêm
17/04/2025 10 câu hỏi cho ông Trần Đình Long trước thềm ĐHCĐ Hòa Phát: Chống bán phá giá, các siêu dự án, chuyển giao thế hệ…

ĐHCĐ thường niên 2025 của Hòa Phát diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường, ngành thép Việt Nam đang phải đối mặt với “ma trận” chống bán phá giá. Ngày 17/4, Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2025, thảo luận […]

Xem thêm
17/04/2025 Cập nhật số liệu CTCK ngày 17/4: Lộ diện nhiều công ty chứng khoán báo lãi quý 1 “đi lùi”, thậm chí thua lỗ triền miên

Xuất hiện CTCK báo lỗ quý thứ 11 liên tiếp. Tính đến sáng 16/4, đã có 12 CTCK công bố BCTC quý 1/2025. Theo báo cáo tài chính riêng lẻ quý 1/2025, Chứng khoán DSC (mã: DSC) ghi nhận doanh thu hoạt động giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ xuống còn 131 tỷ đồng. Khấu trừ […]

Xem thêm
16/04/2025 Số lượng cổ đông tham dự Đại hội FPT cao kỷ lục

ĐHCĐ thường niên 2025 của FPT thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư sau giai đoạn cổ phiếu biến động mạnh. Ngày 15/4, Tập đoàn FPT tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Đại hội năm nay ghi nhận số lượng cổ […]

Xem thêm
16/04/2025 Lãnh đạo FPT: Chúng tôi không có ý định tác động đến giá cổ phiếu, chỉ tập trung tăng trưởng lợi nhuận

Ban lãnh đạo FPT cho rằng, mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên 20% trong 5 năm tới là thách thức nhưng sẽ quyết tâm để hoàn thành. Ngày 15/4, Tập đoàn FPT đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý, một cổ đông […]

Xem thêm