Cổ phiếu một doanh nghiệp có vốn Nhà nước tăng gần 1200% sau hai tháng, đồ thị giá rất “lạ”

Cổ phiếu này có đồ thị giá rất “lạ” với điệp khúc “một trần, một vàng” liên tục lặp đi lặp lại từ giữa tháng 7 đến nay.

Bất chấp thị trường chứng khoán rung lắc mạnh, cổ phiếu PTX của CTCP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh (PTS Nghệ Tĩnh) vẫn miệt mài leo dốc. Kết phiên 7/8, PTX lập đỉnh mới với thị giá 8.200 đồng/cp, gấp gần 13 lần (tăng gần 1200%) sau khoảng hai tháng.

Đáng chú ý, cổ phiếu này có đồ thị giá rất “lạ” với điệp khúc “một trần, một vàng” liên tục lặp đi lặp lại từ giữa tháng 7 đến nay. Trước đó, PTS Nghệ Tĩnh đã phải giải trình về việc cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp từ 8/7 đến 12/7/2024.

photo-1723026106489

Theo giải trình theo kiểu “văn mẫu”, PTS Nghệ Tĩnh cho biết cổ phiếu tăng vọt chủ yếu do yếu tố cung – cầu trên thị trường chứng khoán. Công ty không có bất cứ tác động nào gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá giao dịch trên thị trường. “Hiện tại, toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty vẫn đang diễn ra bình thường và ổn định”, văn bản giải trình nêu.

Cổ phiếu tăng vọt nhưng nhà đầu tư khó mua khi thanh khoản của PTX rất nhỏ giọt, thường chỉ khớp 100 đơn vị. Đột biến vào phiên 11/6, PTX khớp lệnh kỷ lục 5.000 đơn vị, giá trị giao dịch tương ứng chỉ 5 triệu đồng. Các cổ đông có xu hướng nắm giữ dài hạn hưởng cổ tức thay vì lướt sóng.

Từ khi lên sàn tháng 7/2018 đến nay, năm nào PTS Nghệ Tĩnh cũng chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ khoảng 8-15%. Tỷ suất cổ tức trên thị giá rất cao bởi cổ phiếu này thường xuyên giao dịch với giá rất thấp, có giai đoạn chỉ vài trăm đồng. Đà tăng phi mã thời gian gần đây của PTX cũng một phần xuất phát từ câu chuyện cổ tức.

photo-1723026123296

Vào ngày xuất hiện giao dịch đột biến 11/6, PTS Nghệ Tĩnh thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 18/6 để chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ cao kỷ lục 15% (01 cổ phiếu nhận 1.500 đồng). Thời điểm đó, PTX đang giao dịch trên sàn với giá 2.500 đồng/cp (chưa điều chỉnh). Từ đó đến nay, cổ phiếu này không giảm trong bất kỳ phiên giao dịch nào.

Nhìn lại lịch sử, PTS Nghệ Tĩnh được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Xí nghiệp Vận tải Xăng dầu. Vốn điều lệ ban đầu là 7,5 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam(Petrolimex) đại diện nguồn vốn Nhà nước chiếm 30%. Đến năm 2004, PTS Nghệ Tĩnh tăng vốn điều lệ lên 11,5 tỷ đồng, đồng thời cổ đông Nhà nước cũng tăng tỷ lệ sở hữu lên 51% vốn.

Tháng 6/2010, PTS Nghệ Tĩnh tăng vốn điều lệ lên 23 tỷ đồng, giữ nguyên tỷ lệ vốn Nhà nước là 51%. Đầu năm 2017, công ty tiếp tục vốn điều lệ tăng lên 34,5 tỷ đồng. Tháng 8/2017, Petrolimex thành lập Tổng công ty dịch vụ Xăng dầu Petrolimex (PTC) và chuyển giao phần vốn tại PTS Nghệ Tĩnh cho PTC quản lý.

PTS Nghệ Tĩnh đưa 3,45 triệu cổ phiếu lên sàn UPCoM ngày 30/7/2018 với giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên 10.000 đồng/cp. Định giá ban đầu tương ứng ở mức 34,5 tỷ đồng. Đến nay, vốn hóa thị trường của PTS Nghệ Tĩnh đã tăng lên gần 53 tỷ đồng. Vốn điều lệ cũng đã tăng lên hơn 64 tỷ đồng sau 2 đợt chào bán ưu đãi năm 2019 và 2023.

Với lĩnh vực chính là kinh doanh và vận tải xăng dầu, PTS Nghệ Tĩnh mang về hàng nghìn tỷ doanh thu mỗi năm (ngoại trừ 2020 do ảnh hưởng của Covid). 2020 cũng là năm duy nhất doanh nghiệp này đứt chuỗi tăng trưởng lợi nhuận trong một thập kỷ trở lại đây. Năm 2023 vừa qua, lợi nhuận sau thuế của PTS Nghệ Tĩnh tăng hơn 21% lên 12,5 tỷ đồng, cao kỷ lục từ khi hoạt động.

photo-1723026139092

Năm 2024, PTS Nghệ Tĩnh lên kế hoạch kinh doanh thận trọng với mục tiêu doanh thu hợp nhất 1.843 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 10,4 tỷ đồng, lần lượt giảm 12% và 30% so với thực hiện 2023. Cổ tức dự kiến 10%.

Bài viết liên quan

18/04/2025 Cập nhật số liệu CTCK ngày 18/4: Loạt tên tuổi lớn tấp nập công bố BCTC quý 1, hé lộ hai khoản lãi nghìn tỷ đầu tiên

Đã có thêm công ty chứng khoán ghi danh trong câu lạc bộ lãi nghìn tỷ trong quý 1/2025. Số liệu thống kê tới sáng ngày 18/4, đã có 22 công ty chứng khoán công bố BCTC quý 1/2025. CTCP Chứng khoán SSI (mã SSI) là công ty tiếp theo ghi danh trong câu lạc bộ […]

Xem thêm
17/04/2025 Tỷ phú Trần Đình Long: HRC làm đến đâu bán hết đến đó, sản xuất thép ray để thể hiện sức mạnh, uy lực của Hòa Phát

Tỷ phú Trần Đình Long: HRC làm đến đâu bán hết đến đó, sản xuất thép ray để thể hiện sức mạnh, uy lực của Hòa Phát Ông Trần Đình Long nhấn mạnh VinFast chỉ là một trong những đối tác của Hòa Phát, còn có Thành Công, Tập đoàn Đường Sắt,… sắp tới sẽ […]

Xem thêm
17/04/2025 10 câu hỏi cho ông Trần Đình Long trước thềm ĐHCĐ Hòa Phát: Chống bán phá giá, các siêu dự án, chuyển giao thế hệ…

ĐHCĐ thường niên 2025 của Hòa Phát diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường, ngành thép Việt Nam đang phải đối mặt với “ma trận” chống bán phá giá. Ngày 17/4, Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2025, thảo luận […]

Xem thêm
17/04/2025 Cập nhật số liệu CTCK ngày 17/4: Lộ diện nhiều công ty chứng khoán báo lãi quý 1 “đi lùi”, thậm chí thua lỗ triền miên

Xuất hiện CTCK báo lỗ quý thứ 11 liên tiếp. Tính đến sáng 16/4, đã có 12 CTCK công bố BCTC quý 1/2025. Theo báo cáo tài chính riêng lẻ quý 1/2025, Chứng khoán DSC (mã: DSC) ghi nhận doanh thu hoạt động giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ xuống còn 131 tỷ đồng. Khấu trừ […]

Xem thêm
16/04/2025 Số lượng cổ đông tham dự Đại hội FPT cao kỷ lục

ĐHCĐ thường niên 2025 của FPT thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư sau giai đoạn cổ phiếu biến động mạnh. Ngày 15/4, Tập đoàn FPT tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Đại hội năm nay ghi nhận số lượng cổ […]

Xem thêm
16/04/2025 Lãnh đạo FPT: Chúng tôi không có ý định tác động đến giá cổ phiếu, chỉ tập trung tăng trưởng lợi nhuận

Ban lãnh đạo FPT cho rằng, mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên 20% trong 5 năm tới là thách thức nhưng sẽ quyết tâm để hoàn thành. Ngày 15/4, Tập đoàn FPT đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý, một cổ đông […]

Xem thêm