Khối ngoại tiếp đà bán ròng hơn 16.000 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam từ đầu năm 2025

Khối ngoại tiếp đà bán ròng hơn 16.000 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam từ đầu năm 2025

Trái ngược với những kỳ vọng về sự quay trở lại của dòng vốn ngoại vào giai đoạn đầu năm theo tính chu kỳ, áp lực xả hàng vẫn đang diễn ra.

Thị trường đang chứng kiến nỗ lực giữ mốc điểm quan trọng 1.300 của chỉ số VN-Index. Tuy nhiên một bộ phận nhà đầu tư vẫn đang gây ra áp lực đè nặng lên các nhóm cổ phiếu, phần nào triệt tiêu xung lực tăng điểm chung. Đó chính là đà bán ròng không ngừng nghỉ của khối ngoại.

Tính trong 2 tháng đầu năm 2025, giá trị cổ phiếu bán ra là 69.810 tỷ, mua vào hơn 53.200 tỷ. Như vậy giá trị bán ròng đã vượt ngưỡng 16.600 tỷ đồng, tương ứng hơn 630 triệu USD.

Khối ngoại tiếp đà bán ròng hơn 16.000 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam từ đầu năm 2025- Ảnh 1.

Dòng vốn ngoại đảo chiều: Từ kỳ vọng đến thất vọng

Trái ngược với những kỳ vọng về sự quay trở lại của dòng vốn ngoại vào giai đoạn đầu năm theo tính chu kỳ, áp lực xả hàng vẫn nối tiếp từ năm bán ròng kỷ lục 2024 trước đó cho tới hiện tại.

Đà bán của khối ngoại dàn trải diện rộng, chủ yếu tập trung vào nhóm cổ phiếu Bluechips. Tiêu biểu, mã FPT dẫn đầu quy mô bán ròng khi bị xả ròng gần 2.900 tỷ chỉ sau 2 tháng giao dịch.

Ngay sau, cổ phiếu VIC (Vingroup) ghi nhận bị bán ròng gần 2.000 tỷ từ đầu năm. Tâm điểm là phiên bán ròng gần 51 triệu cổ phiếu thực hiện qua kênh thoả thuận, nhiều khả năng đến từ SK Investment.

Cổ phiếu VNM của Vinamilk cũng lọt top bị bán ròng mạnh trong giai đoạn đầu năm 2025 với giá trị hơn 1.410 tỷ.

Bên cạnh đó, các mã như VCB (Vietcombank), MSN (Masan), FRT (FPT Retail) hay SSI (Chứng khoán SSI) ghi nhận giá trị bán ròng trên 850 tỷ trong vòng 2 tháng qua.

Khối ngoại tiếp đà bán ròng hơn 16.000 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam từ đầu năm 2025- Ảnh 2.

Nhìn rộng ra, trong 27 tháng trở lại đây, khối ngoại chỉ tạm dừng xả hàng trong tháng 1, 3/2023 và tháng 1/2024. Giá trị bán ròng của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ đầu năm 2023 tới hiện tại đã xấp xỉ 134.000 tỷ đồng, đồng nghĩa khoảng 5,2 tỷ USD vốn ngoại đã bị rút ra khỏi sàn chứng khoán Việt.

Nguyên nhân sâu xa

Nhìn sâu vào nguyên nhân, đà bán ròng của khối ngoại không chỉ xuất phát từ yếu tố nội tại của thị trường Việt Nam mà còn từ bối cảnh kinh tế toàn cầu phức tạp. Một trong những yếu tố chính là chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và các nền kinh tế phát triển, đặc biệt là Mỹ. Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) duy trì lãi suất cao hoặc hạ lãi suất chậm hơn dự kiến, dòng vốn có xu hướng chảy ngược về các thị trường an toàn hơn như Mỹ, thay vì các thị trường cận biên và mới nổi như Việt Nam.

Ngoài ra, những bất ổn tiềm tàng từ nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu cũng góp phần làm gia tăng tâm lý thận trọng. Sự trở lại của Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ mới mang đến những chính sách kinh tế và thương mại khó lường, từ áp thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu đến các biện pháp bảo hộ nội địa Mỹ. Điều này khiến các quỹ đầu tư quốc tế co cụm, giảm phân bổ vốn vào các thị trường cận biên, mới nổi – nơi vốn được xem là nhạy cảm với biến động địa chính trị. Quan sát các thị trường cùng nhóm với Việt Nam, như Thái Lan, Indonesia hay Philippines, cũng cho thấy xu hướng rút ròng tương tự khi sức hấp dẫn của các thị trường này giảm so với nhóm phát triển.

Trong báo cáo mới cập nhật, Chứng khoán SSI cho rằng dòng vốn từ các Quỹ đầu tư vào thị trường Việt Nam sẽ vẫn chịu nhiều yếu tố tác động trái chiều trong năm 2025. Theo đó, dòng vốn sẽ bị hạn chế bởi kỳ vọng tốc độ hạ lãi suất chậm của Fed và áp lực tỷ giá, chính sách khó đoán định dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump hoặc tiềm ẩn suy thoái kinh tế, hay số lượng các cổ phiếu ở các nhóm ngành thu hút dòng tiền như công nghệ khá hạn chế.

Tuy nhiên, SSI cũng chỉ ra một điểm sáng đến từ việc tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) theo vốn hóa toàn thị trường hiện chỉ còn khoảng 16%, mức thấp nhất kể từ năm 2015. Điều này đồng nghĩa với việc “room” rút vốn của khối ngoại đã thu hẹp đáng kể, có thể khiến áp lực bán ròng giảm dần trong tương lai.

Hơn nữa, triển vọng nâng hạng thị trường lên nhóm mới nổi của FTSE Russell trong năm 2025 được xem là động lực lớn để thu hút dòng vốn quay lại. Các bước chuẩn bị như triển khai hệ thống giao dịch KRX, áp dụng Luật Chứng khoán sửa đổi, và Nghị định 155/2020 sửa đổi đang tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trung và dài hạn của thị trường vốn Việt Nam.

Bài viết liên quan

18/04/2025 Cập nhật số liệu CTCK ngày 18/4: Loạt tên tuổi lớn tấp nập công bố BCTC quý 1, hé lộ hai khoản lãi nghìn tỷ đầu tiên

Đã có thêm công ty chứng khoán ghi danh trong câu lạc bộ lãi nghìn tỷ trong quý 1/2025. Số liệu thống kê tới sáng ngày 18/4, đã có 22 công ty chứng khoán công bố BCTC quý 1/2025. CTCP Chứng khoán SSI (mã SSI) là công ty tiếp theo ghi danh trong câu lạc bộ […]

Xem thêm
17/04/2025 Tỷ phú Trần Đình Long: HRC làm đến đâu bán hết đến đó, sản xuất thép ray để thể hiện sức mạnh, uy lực của Hòa Phát

Tỷ phú Trần Đình Long: HRC làm đến đâu bán hết đến đó, sản xuất thép ray để thể hiện sức mạnh, uy lực của Hòa Phát Ông Trần Đình Long nhấn mạnh VinFast chỉ là một trong những đối tác của Hòa Phát, còn có Thành Công, Tập đoàn Đường Sắt,… sắp tới sẽ […]

Xem thêm
17/04/2025 10 câu hỏi cho ông Trần Đình Long trước thềm ĐHCĐ Hòa Phát: Chống bán phá giá, các siêu dự án, chuyển giao thế hệ…

ĐHCĐ thường niên 2025 của Hòa Phát diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường, ngành thép Việt Nam đang phải đối mặt với “ma trận” chống bán phá giá. Ngày 17/4, Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2025, thảo luận […]

Xem thêm
17/04/2025 Cập nhật số liệu CTCK ngày 17/4: Lộ diện nhiều công ty chứng khoán báo lãi quý 1 “đi lùi”, thậm chí thua lỗ triền miên

Xuất hiện CTCK báo lỗ quý thứ 11 liên tiếp. Tính đến sáng 16/4, đã có 12 CTCK công bố BCTC quý 1/2025. Theo báo cáo tài chính riêng lẻ quý 1/2025, Chứng khoán DSC (mã: DSC) ghi nhận doanh thu hoạt động giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ xuống còn 131 tỷ đồng. Khấu trừ […]

Xem thêm
16/04/2025 Số lượng cổ đông tham dự Đại hội FPT cao kỷ lục

ĐHCĐ thường niên 2025 của FPT thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư sau giai đoạn cổ phiếu biến động mạnh. Ngày 15/4, Tập đoàn FPT tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Đại hội năm nay ghi nhận số lượng cổ […]

Xem thêm
16/04/2025 Lãnh đạo FPT: Chúng tôi không có ý định tác động đến giá cổ phiếu, chỉ tập trung tăng trưởng lợi nhuận

Ban lãnh đạo FPT cho rằng, mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên 20% trong 5 năm tới là thách thức nhưng sẽ quyết tâm để hoàn thành. Ngày 15/4, Tập đoàn FPT đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý, một cổ đông […]

Xem thêm