Lần đầu tiên 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam đều có tổng tài sản vượt 2 triệu tỷ, hai nhà băng tư nhân sắp chạm mốc lịch sử

Đến cuối năm 2024, tổng tài sản của các ngân hàng do Nhà nước nắm quyền chi phối là BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank đều đã vượt mốc 2 triệu tỷ đồng và tiếp tục bỏ xa các ngân hàng tư nhân.

Lần đầu tiên 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam đều có tổng tài sản vượt 2 triệu tỷ, hai nhà băng tư nhân sắp chạm mốc lịch sử- Ảnh 1.

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 của 27 ngân hàng trên thị trường chứng khoán và Agribank, tổng tài sản của các nhà băng này tính đến cuối năm 2024 đạt gần 19,4 triệu tỷ đồng, tăng hơn 16% so cuối năm 2023.

Trong đó, quy mô tổng tài sản của 4 ngân hàng do Nhà nước nắm quyền chi phối là BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank tiếp tục đứng đầu hệ thống và đều đã vượt mốc 2 triệu tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có 4 ngân hàng sở hữu tổng tài sản trên 2 triệu tỷ đồng.

Tổng tài sản của 4 ngân hàng này đến cuối năm 2024 ở mức hơn 9,4 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 43% tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng.

Lần đầu tiên 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam đều có tổng tài sản vượt 2 triệu tỷ, hai nhà băng tư nhân sắp chạm mốc lịch sử- Ảnh 2.

Đứng đầu hệ thống ngân hàng về quy mô tổng tài sản là BIDV với gần 2,761 triệu tỷ đồng, tăng 20% so với cuối năm 2023. Sự mở rộng nhanh chóng trong năm 2024 đã giúp BIDV trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam có tổng tài sản chạm ngưỡng 100 tỷ USD.

Đứng sau BIDV, lần lượt là VietinBank (2,385 triệu tỷ đồng) và Agribank (2,2 triệu tỷ đồng). Cả hai ngân hàng này đều đã đạt mốc tài sản trên 2 triệu tỷ đồng từ năm 2023 và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong năm 2024.

Trong khi đó, Vietcombank đã lần đầu tiên đạt được mốc tài sản 2 triệu tỷ đồng trong năm 2024 khi tăng trưởng 13,4%.

Ngoài nhóm Big4, MB là ngân hàng duy nhất đạt đạt quy mô tổng tài sản trên 1 triệu tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2024, tổng tài sản hợp nhất của MB ở mức 1,129 triệu tỷ đồng, tăng 19,5% so với cuối năm 2023.

Bên nhóm tư nhân, Techcombank là ngân hàng có quy mô lớn nhất với tổng tài sản tính đến cuối năm 2024 đạt 978,8 nghìn tỷ đồng, tăng 129.300 tỷ (tương đương 15,2%) so với hồi đầu năm. Riêng trong quý 4/2024, tổng tài sản của Techcombank tăng thêm gần 52.000 tỷ đồng. Nếu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng tài sản như trên, nhiều khả năng Techcombank sẽ đạt quy mô tổng tài sản hơn 1 triệu tỷ đồng ngay trong quý 1/2025 và trở thành ngân hàng tư nhân đầu tiên đạt được cột mốc này.

Đứng sau Techcombank, VPBank hiện có tổng tài sản ở mức 923,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với cuối năm 2023. Giống như Techcombank, VPBank cũng có thể đạt quy mô tài sản triệu tỷ đồng ngay trong năm 2025.

Ngoài những cái tên nêu trên, Top10 ngân hàng sở hữu tổng tài sản lớn nhất còn có sự góp mặt của ACB (864.006 tỷ đồng), Sacombank (748.095 tỷ đồng) và SHB (747.244 tỷ đồng).

Ba ngân hàng có quy mô tổng tài sản nhỏ nhất là Kienlongbank (92.176 tỷ đồng), PGBank (73.211 tỷ đồng), Saigonbank (33.260 tỷ đồng).

Xét về tốc độ tăng tổng tài sản, LPBank là ngân hàng có mức tăng trưởng mạnh nhất (gần 33%). Tổng tài sản LPBank tăng mạnh chủ yếu nhờ sự mở rộng của danh mục cho vay. Theo đó, dư nợ tín dụng tại ngày 31/12/2024 của LPBank đạt 331.606 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với cuối năm năm 2023.

PGBank cũng ghi nhận mức tăng trưởng tổng tài sản ở mức gần 32% trong năm 2024. Trong đó, cho vay khách hàng của PGBank tăng 17% so với hồi đầu năm lên 41.436 tỷ đồng. Sau khi thay máu cổ đông vào cuối năm 2023, PGBank đã chứng kiến sự mở rộng mạnh mẽ về quy mô nguồn vốn và tài sản.

Một loạt ngân hàng khác cũng có được mức tăng trưởng tổng tài sản trên dưới 20% như NCB (23,1%), SeABank (22,4%), VIB (20,2%), ACB (20,2%), BIDV (20%), MSB (19,9%), MB (19,5%), Eximbank (19%).

Nhìn chung, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng tăng mạnh trong năm 2024 chủ yếu nhờ sự mở rộng của danh mục tín dụng (toàn hệ thống tăng trưởng hơn 15%). Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng cũng ghi nhận sự gia tăng của danh mục chứng khoán đầu tư và cho vay các tổ chức tín dụng khác.

Để tài trợ cho sự mở rộng của quy mô tổng tài sản trong năm 2024, các ngân hàng đã đẩy mạnh thu hút tiền gửi khách hàng thông qua nâng lãi suất huy động; và tăng cường phát hành giấy tờ có giá như trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi.

Theo ước tính của Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), lượng trái phiếu ngân hàng phát hành năm 2024 ước đạt khoảng 302.881 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ và chiếm 2/3 tổng giá trị trái phiếu phát hành mới toàn thị trường.

SHS cho rằng để bù đắp cho chênh lệch giữa tín dụng và huy động, các ngân hàng đã gia tăng phát hành giấy tờ có giá, kéo dài kỳ hạn phát hành. Điều này không chỉ giúp xử lý vấn đề nguồn tiền mà còn hỗ trợ điều chỉnh tỷ lệ LDR và SFL theo quy định. Tuy nhiên, hệ quả từ việc này là hệ thống phải chịu thêm chi phí vốn lớn cho việc phát hành cũng như gây ra áp lực bào mòn tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của hệ thống khi thiếu hụt nguồn huy động tương ứng

Bài viết liên quan

07/02/2025 Ngày vía Thần Tài, giá vàng tiếp tục tăng, tiến sát lại đỉnh lịch sử

Đến trưa mùng 10 Tết, ngày vía Thần Tài, giá vàng SJC, vàng nhẫn tiếp tục tăng, vượt mốc 90 triệu đồng/lượng. Đến 11h30′, các doanh nghiệp kinh doanh vàng tiếp tục tăng giá vàng nhẫn tròn trơn và vàng SJC so mở cửa phiên giao dịch sáng nay. Cụ thể, giá vàng SJC tại […]

Xem thêm
06/02/2025 Người dân ồ ạt bán vàng, cửa hàng hết sạch tiền trả khách

Sau khi giá vàng nhẫn tiếp tục lên đỉnh, người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời sát ngày vía Thần tài khiến nhiều tiệm vàng cạn tiền trả khách. Bán vàng nhưng 1 tuần sau mới nhận được tiền Trong phiên giao dịch vàng sáng nay (5/2), giá vàng nhẫn lên đỉnh 90,95 […]

Xem thêm
23/01/2025 Cập nhật BCTC quý 4/2024 sáng ngày 23/1: VPBank báo lãi tăng hơn 140%, công ty hàng không lãi gấp 3 lần cùng kỳ

VPBank, Phục vụ mặt đất Sài Gòn, Cao su Tân Biên, Tisco, … báo lãi tăng bằng lần Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank – mã: TCB) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 27.500 tỷ đồng, tăng 20,3% so với năm trước. Đây là mức lợi nhuận […]

Xem thêm
14/01/2025 Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành một loạt Thông tư mới

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gần đây đã ban hành một loạt Thông tư mới trong tháng cuối cùng của năm 2024: Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó […]

Xem thêm
20/12/2024 Gói kích thích kinh tế 13 tỷ USD và tham vọng phục hồi vị thế dẫn đầu của Nhật Bản về AI- chip: FPT chớp cơ hội VNDIRECT nhận định Nhật Bản có tiềm năng lớn cho các dịch vụ liên quan đến AI khi mà tỷ lệ áp dụng AI thấp nhất, chi tiêu cho AI tương đối khiêm tốn và tốc độ tăng trưởng kép hàng năm chậm nhất từ năm 2019 đến 2023 trong số các quốc gia G7, Singapore và Trung Quốc.

VNDIRECT nhận định Nhật Bản có tiềm năng lớn cho các dịch vụ liên quan đến AI khi mà tỷ lệ áp dụng AI thấp nhất, chi tiêu cho AI tương đối khiêm tốn và tốc độ tăng trưởng kép hàng năm chậm nhất từ năm 2019 đến 2023 trong số các quốc gia G7, Singapore […]

Xem thêm
20/12/2024 Từ 1/1/2025, 6 hành vi sau bị coi là thao túng thị trường chứng khoán

Luật sửa đổi, bổ sung 09 luật vừa thông qua quy định rõ hơn về hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản […]

Xem thêm