Lần đầu tiên trong lịch sử vốn hóa Hòa Phát vượt Vingroup

Lần đầu tiên trong lịch sử vốn hóa Hòa Phát vượt Vingroup

Sau gần 17 năm niêm yết với bao thăng trầm, vốn hoá của 2 doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam là Hòa Phát và Vingroup lại gặp nhau khi đều đang không còn ở thời kỳ đỉnh cao.

Thị trường chứng khoán phiên 23/1 vừa chứng kiến một sự thay đổi lớn trong top các doanh nghiệp giá trị nhất sàn. Cổ phiếu HPG nhích nhẹ đi ngược thị trường qua đó đẩy giá trị vốn hóa của Hòa Phát lên mức 164.850 tỷ đồng. Con số này vừa đủ để vượt qua Vingroup khi cổ phiếu VIC giảm 0,46% trong phiên giao dịch cùng ngày, vốn hóa còn gần 164.400 tỷ đồng.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giá trị vốn hóa Hòa Phát vượt Vingroup kể từ khi 2 doanh nghiệp này niêm yết năm 2007. Xuất phát điểm khác nhau, trải qua gần 17 năm niêm yết với bao thăng trầm, vốn hoá của 2 doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam lại gặp nhau khi đều đang không còn ở thời kỳ đỉnh cao.

photo-1705996019314

Vingroup tiền thân là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina. Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom. Đến tháng 1/2012, Vincom và Vinpearl sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup – Công ty CP.

Từ khi niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vào tháng 9/2007, Vingoup của luôn nằm trong top những doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán. Thậm chí, tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng còn nhiều năm giữ vị trí số 1 thị trường với vốn hóa có thời điểm lên đến hơn 20 tỷ USD.

Các thành viên thuộc tập đoàn như Vincom Retail (VRE – 2017), Vinhomes (VHM – 2018) cũng đều là “bom tấn” IPO một thời. Từ khi niêm yết đến nay, cả 2 doanh nghiệp vẫn luôn nằm trong câu lạc bộ tỷ USD. Vinhomes hiện là doanh nghiệp bất động sản lớn nhất sàn chứng khoán còn Vincom Retail là đơn vị quản lý và vận hành hệ thống trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam.

Trong quá khứ, các doanh nghiệp “họ” Vingroup từng đạt tổng mức vốn hóa lên đến 1 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 1/4 toàn sàn chứng khoán Việt Nam. Dù vậy, từ cuối năm 2021, mảng bất động sản không còn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như trước. Lĩnh vực công nghiệp – công nghệ được định hướng trở thành mũi nhọn, cũng chưa đem lại lợi nhuận dù VinFast đã có những dấu ấn nhất định. Những cơn gió ngược xuất hiện nhiều hơn đã kéo lùi vốn hóa của nhóm này.

Giống như Vingroup, vốn hóa Hòa Phát cũng không còn ở đỉnh cao. Niêm yết từ tháng 11/2007, doanh nghiệp của ông Trần Đình Long nhanh chóng trở thành cái tên giá trị nhất ngành thép trên sàn chứng khoán. Tập đoàn này từng lọt vào top 15 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới với vốn hóa chạm ngưỡng 11 tỷ USD. Dù vậy, con số này hiện chỉ còn khoảng một nửa sau khi lợi nhuận bước qua chu kỳ bùng nổ năm 2021.

Trong năm 2023, Hòa Phát ghi nhận lợi nhuận liên tục hồi phục quý sau cao hơn quý trước với lãi ròng quý 4 ước đạt gần 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế luỹ kế cả năm 2023 vẫn giảm hơn 19% so với năm trước, xuống mức 6.800 tỷ đồng. Con số này chỉ bằng 1/5 so với mức kỷ lục đạt được năm 2021.

photo-1705996047470

Khởi nghiệp từ một công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng năm 1992, đến nay, Hòa Phát đã trở thành tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam, hoạt động trong 5 lĩnh vực bao gồm Gang thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng), Sản phẩm thép (ống thép, tôn mạ kẽm, thép dây cán nóng, vỏ container và thép dự ứng lực), Nông nghiệp, Bất động sản, Điện máy gia dụng.

Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi, chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn. Với công suất trên 8,5 triệu tấn thép thô/năm, Hòa Phát là nhà sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Tập đoàn nắm giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép, top 5 nhà sản xuất tôn mạ lớn nhất Việt Nam.

Hòa Phát đang có tổng cộng 7 lò cao luyện thép, gồm 4 lò ở Dung Quất và 3 lò ở Hải Dương với công suất sản xuất thép thô đạt 8,5 triệu tấn/năm. Ngoài ra, tập đoàn còn 1 lò điện tại Hưng Yên để sản xuất thép từ phế liệu, công suất 400.000 tấn thép/năm. Năm 2023, Hòa Phát đã sản xuất 6,7 triệu tấn thép thô, giảm 10% so với năm 2022. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép HRC, thép xây dựng, thép chất lượng cao và phôi thép đạt 6,72 triệu tấn, giảm 7% so với năm trước.

Hiện nay, Hòa Phát đang triển khai dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 với công suất 5,6 triệu tấn HRC/năm, đưa tổng công suất HRC hàng năm đạt 8,6 triệu tấn và năng lực sản xuất thép thô dự kiến là hơn 14 triệu tấn từ năm 2025, lọt Top 30 Doanh nghiệp thép lớn nhất toàn cầu.

Bài viết liên quan

21/04/2025 Nhà đầu tư để sẵn 97.000 tỷ đồng “nằm chờ” tại các công ty chứng khoán vào cuối quý 1

Chỉ sau 3 tháng đầu năm, số dư tiền gửi của nhà đầu tư tại các CTCK đã tăng khoảng 24.000 tỷ đồng. Theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính, số dư tiền gửi khách hàng tại các CTCK vào thời điểm cuối quý 1/2025 đạt khoảng 97.000 tỷ đồng . Đây chủ yếu là tiền […]

Xem thêm
21/04/2025 Dư nợ cho vay toàn thị trường tăng 35.000 tỷ sau 1 quý, lập kỷ lục chưa từng có ngay trước nhịp giảm sâu

Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay. Theo thống kê, tính đến cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán ước […]

Xem thêm
21/04/2025 NÓNG: Sửa đổi một số quy định trong lĩnh vực chứng khoán, sẵn sàng “go-live” KRX trong tháng 5/2025

Việc ban hành Thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn là rất cần thiết để kịp thời gian dự kiến vận hành chính thức của Hệ thống KRX vào đầu tháng 5 tới Trong thông báo mới nhất, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết đang hoàn thiện Dự thảo Thông tư […]

Xem thêm
18/04/2025 Cập nhật số liệu CTCK ngày 18/4: Loạt tên tuổi lớn tấp nập công bố BCTC quý 1, hé lộ hai khoản lãi nghìn tỷ đầu tiên

Đã có thêm công ty chứng khoán ghi danh trong câu lạc bộ lãi nghìn tỷ trong quý 1/2025. Số liệu thống kê tới sáng ngày 18/4, đã có 22 công ty chứng khoán công bố BCTC quý 1/2025. CTCP Chứng khoán SSI (mã SSI) là công ty tiếp theo ghi danh trong câu lạc bộ […]

Xem thêm
17/04/2025 Tỷ phú Trần Đình Long: HRC làm đến đâu bán hết đến đó, sản xuất thép ray để thể hiện sức mạnh, uy lực của Hòa Phát

Tỷ phú Trần Đình Long: HRC làm đến đâu bán hết đến đó, sản xuất thép ray để thể hiện sức mạnh, uy lực của Hòa Phát Ông Trần Đình Long nhấn mạnh VinFast chỉ là một trong những đối tác của Hòa Phát, còn có Thành Công, Tập đoàn Đường Sắt,… sắp tới sẽ […]

Xem thêm
17/04/2025 10 câu hỏi cho ông Trần Đình Long trước thềm ĐHCĐ Hòa Phát: Chống bán phá giá, các siêu dự án, chuyển giao thế hệ…

ĐHCĐ thường niên 2025 của Hòa Phát diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường, ngành thép Việt Nam đang phải đối mặt với “ma trận” chống bán phá giá. Ngày 17/4, Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2025, thảo luận […]

Xem thêm