Loạt cổ phiếu thép Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim,… bất ngờ bùng nổ sau quyết định quan trọng của Trung Quốc

Loạt cổ phiếu thép Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim,... bất ngờ bùng nổ sau quyết định quan trọng của Trung Quốc

Dòng tiền ồ ạt chảy mạnh đẩy cổ phiếu thép bật tăng mạnh, trong đó “anh cả” HPG bứt phá 1,55%, bộ đôi HSG và NKG cũng lần lượt tăng 2,98% và 2,61%.

Bất chấp thị trường giằng co, nhóm cổ phiếu thép lại đua nhau tăng bốc đầu từ khi mở cửa. Dòng tiền ồ ạt chảy mạnh đẩy cổ phiếu thép bật tăng mạnh, trong đó “anh cả” HPG bứt phá 1,55%, bộ đôi HSG và NKG cũng lần lượt tăng 2,98% và 2,61%. Các cổ phiếu khác cũng tăng tốc với TIS (+8,96%), TVN (+3,45%), SMC (+47%),….

Loạt cổ phiếu thép Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim,... bất ngờ bùng nổ sau quyết định quan trọng của Trung Quốc- Ảnh 1.

Bước nhảy vọt của cổ phiếu thép xuất hiện sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) công bố kế hoạch tung ra gói kích thích tiền tệ lớn và quan trọng nhất kể từ khi xảy ra đại dịch Covid để ngăn chặn sự lao dốc không phanh của thị trường nhà ở.

Gói kích thích này bao gồm giảm 50 điểm cơ bản đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR), giảm 20 – 30 điểm đối với lãi suất cho vay trung hạn (MLF) và lãi suất cho vay cơ bản (LPR), cùng với một loạt lãi suất khác. Ngoài ra, PBOC cũng công bố gói hỗ trợ thị trường bất động sản đang chìm trong khủng hoảng, bao gồm giảm chi phí vay lên tới 5.300 tỷ USD cho các khoản thế chấp và nới lỏng các quy định về việc mua ngôi nhà thứ hai.

Đây vẫn được coi là tín hiệu tốt giúp vực dậy niềm tin của người dân, qua đó giúp nền kinh tế thoát khỏi tình trạng giảm phát và sớm lấy lại đà tăng trưởng. Động thái này khiến giá thép thanh tương lai tăng vọt lên trên 3.130 CNY/tấn (phiên 24/9), mức cao nhất trong ba tuần qua.

Loạt cổ phiếu thép Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim,... bất ngờ bùng nổ sau quyết định quan trọng của Trung Quốc- Ảnh 2.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán MBS cũng dự báo tích cực về triển vọng giá thép trong thời gian tới. Nguồn cung dư thừa và nhu cầu thấp là nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng giảm giá thép Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm, song áp lực có thể được giảm bớt kể từ quý 4 nhờ cắt giảm sản lượng tại nước này.

Trong nước, tiềm năng của ngành thép đến từ triển vọng phục hồi của thị trường bất động sản. Tăng trưởng của nguồn cung nhà ở và đầu tư công đã thúc đẩy sự phục hồi của thép xây dựng. Theo CBRE, nguồn cung căn hộ tại HN và HCM sẽ tăng lần lượt 30% svck và 20% svck. Hơn nữa, kế hoạch giải ngân đầu tư công tiếp tục tăng trưởng 12% svck với giá trị khoảng 638 nghìn tỷ đồng khi Chính phủ tập trung đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ phát triển kinh tế.

MBS dự báo giá thép xây dựng và HRC Việt Nam sẽ có mức hồi phục tích cực kể từ Quý 4/2024 khi áp lực từ Trung Quốc được giảm bớt. Do đó, theo ước tính giá thép xây dựng có thể đạt trung bình 571 USD/tấn (+4%) và HRC giảm 7% so với cùng kỳ xuống 556 USD/tấn do áp lực từ thép Trung Quốc trong 6T24.

Tính đến thời điểm hiện tại, xu hướng hồi phục tại thị trường nội địa đã và đang diễn ra khi sản lượng tiêu thụ thép 8 tháng đầu năm tăng 16%, trong đó tiêu thụ thép trong nước tăng 19% và xuất khẩu tăng 8%.

Chứng khoán BVSC kỳ vọng sản lượng tiêu thụ thép trong 2 quý cuối năm sẽ tiếp tục duy trì mức tăng hai chữ số so với cùng kỳ nhờ những chương trình thúc đẩy nền kinh tế của Chính phủ dần có hiệu quả và việc xây dựng lại các công trình sau bão lũ.

Thêm vào đó, KBSV nhận định khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất thép nội địa sẽ được cải thiện so với cùng kỳ nhờ chênh lệch giá bán thép xây dựng trong nước so với thép nhập khẩu đã giảm đáng kể so với 2023 và vẫn đang tiếp diễn xu hướng giảm. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào suy giảm trong 6 tháng đầu năm 2024 sẽ tạo dư địa để các nhà sản xuất điều chỉnh giá bán để đảm bảo sản lượng tiêu thụ.

Bài viết liên quan

18/04/2025 Cập nhật số liệu CTCK ngày 18/4: Loạt tên tuổi lớn tấp nập công bố BCTC quý 1, hé lộ hai khoản lãi nghìn tỷ đầu tiên

Đã có thêm công ty chứng khoán ghi danh trong câu lạc bộ lãi nghìn tỷ trong quý 1/2025. Số liệu thống kê tới sáng ngày 18/4, đã có 22 công ty chứng khoán công bố BCTC quý 1/2025. CTCP Chứng khoán SSI (mã SSI) là công ty tiếp theo ghi danh trong câu lạc bộ […]

Xem thêm
17/04/2025 Tỷ phú Trần Đình Long: HRC làm đến đâu bán hết đến đó, sản xuất thép ray để thể hiện sức mạnh, uy lực của Hòa Phát

Tỷ phú Trần Đình Long: HRC làm đến đâu bán hết đến đó, sản xuất thép ray để thể hiện sức mạnh, uy lực của Hòa Phát Ông Trần Đình Long nhấn mạnh VinFast chỉ là một trong những đối tác của Hòa Phát, còn có Thành Công, Tập đoàn Đường Sắt,… sắp tới sẽ […]

Xem thêm
17/04/2025 10 câu hỏi cho ông Trần Đình Long trước thềm ĐHCĐ Hòa Phát: Chống bán phá giá, các siêu dự án, chuyển giao thế hệ…

ĐHCĐ thường niên 2025 của Hòa Phát diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường, ngành thép Việt Nam đang phải đối mặt với “ma trận” chống bán phá giá. Ngày 17/4, Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2025, thảo luận […]

Xem thêm
17/04/2025 Cập nhật số liệu CTCK ngày 17/4: Lộ diện nhiều công ty chứng khoán báo lãi quý 1 “đi lùi”, thậm chí thua lỗ triền miên

Xuất hiện CTCK báo lỗ quý thứ 11 liên tiếp. Tính đến sáng 16/4, đã có 12 CTCK công bố BCTC quý 1/2025. Theo báo cáo tài chính riêng lẻ quý 1/2025, Chứng khoán DSC (mã: DSC) ghi nhận doanh thu hoạt động giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ xuống còn 131 tỷ đồng. Khấu trừ […]

Xem thêm
16/04/2025 Số lượng cổ đông tham dự Đại hội FPT cao kỷ lục

ĐHCĐ thường niên 2025 của FPT thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư sau giai đoạn cổ phiếu biến động mạnh. Ngày 15/4, Tập đoàn FPT tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Đại hội năm nay ghi nhận số lượng cổ […]

Xem thêm
16/04/2025 Lãnh đạo FPT: Chúng tôi không có ý định tác động đến giá cổ phiếu, chỉ tập trung tăng trưởng lợi nhuận

Ban lãnh đạo FPT cho rằng, mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên 20% trong 5 năm tới là thách thức nhưng sẽ quyết tâm để hoàn thành. Ngày 15/4, Tập đoàn FPT đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý, một cổ đông […]

Xem thêm