Một cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng đột biến gần 2.000 tỷ đồng trong phiên 30/5

Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi họ bán ròng mạnh 3.281 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Một cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng đột biến gần 2.000 tỷ đồng trong phiên 30/5

Thị trường chứng khoán ghi nhận phiên giao dịch đầy biến động với lực bán áp đảo. Cổ phiếu bluechips gây áp lực khiến VN-Index có thời điểm “rơi” 20 điểm trước khi đà giảm co hẹp đáng kể về cuối phiên. Chỉ số đóng cửa phiên 30/5 với mức giảm 6,32 điểm tại 1.266 điểm. Dòng tiền duy trì với thanh khoản trên HOSE đạt hơn 25.600 tỷ đồng.

Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi họ bán ròng đột biến 3.281 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên HOSE, khối ngoại bán ròng 1.352 tỷ đồng.

Tại chiều mua, cổ phiếu PVT là tâm điểm mua ròng của khối ngoại với giá trị 45 tỷ đồng. Theo sau, TCB và HVN là hai mã tiếp theo được gom 42 và 37 tỷ đồng. Ngoài ra, DBC và BAF cũng được mua 37 và 28 tỷ đồng.

Capture.PNG

Ngược lại, MBB chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với hơn 219 tỷ đồng, FPT cũng bị “xả” 203 tỷ đồng. Đáng chú ý, VND và VCB cũng bị bán 177 tỷ đồng và 112 tỷ đồng.

Trên HNX, khối ngoại mua ròng 34 tỷ đồng

Tại chiều mua, IDC được mua ròng mạnh nhất với giá trị 23 tỷ đồng. Bên cạnh đó, PVS xếp tiếp theo trong sách mua ròng mạnh trên HNX với 20  tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng chi vài tỷ đồng để gom ròng HUT, MBS, IDJ.

Capture2.PNG

Chiều ngược lại, TNG là mã chịu áp lực bán ròng của khối ngoại với giá trị gần 9 tỷ đồng; theo sau CEO, TIG, PLC bị bán vài tỷ đồng.

Trên UPCOM, khối ngoại bán ròng đột biến 1.963 tỷ đồng

Chiều mua, cổ phiếu MCH được khối ngoại mua 10 tỷ đồng. Theo sau, QNS và VEA cũng được mua ròng mỗi mã vài tỷ đồng.

Capture36.PNG

Ngược chiều, MSR (công ty con của Tập đoàn Masan) bị khối ngoại bán ròng gần 110 triệu cổ phiếu với giá trị 1.978 tỷ đồng. Trước đó, Mitsubishi Materials Corporation (Nhật Bản) thông báo đăng ký bán ra toàn bộ gần 110 triệu cổ phiếu MSR của CTCP Masan High-Tech Materials mà công ty đang sở hữu, tương đương với tỷ lệ sở hữu 10% cổ phần nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư. Phương thức giao dịch là khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận trong thời gian thực hiện dự kiến từ 30/5 đến 10/6. Ngoài ra khối ngoại cũng bán ròng tại BSR, VEA,…

Bài viết liên quan

18/04/2025 Cập nhật số liệu CTCK ngày 18/4: Loạt tên tuổi lớn tấp nập công bố BCTC quý 1, hé lộ hai khoản lãi nghìn tỷ đầu tiên

Đã có thêm công ty chứng khoán ghi danh trong câu lạc bộ lãi nghìn tỷ trong quý 1/2025. Số liệu thống kê tới sáng ngày 18/4, đã có 22 công ty chứng khoán công bố BCTC quý 1/2025. CTCP Chứng khoán SSI (mã SSI) là công ty tiếp theo ghi danh trong câu lạc bộ […]

Xem thêm
17/04/2025 Tỷ phú Trần Đình Long: HRC làm đến đâu bán hết đến đó, sản xuất thép ray để thể hiện sức mạnh, uy lực của Hòa Phát

Tỷ phú Trần Đình Long: HRC làm đến đâu bán hết đến đó, sản xuất thép ray để thể hiện sức mạnh, uy lực của Hòa Phát Ông Trần Đình Long nhấn mạnh VinFast chỉ là một trong những đối tác của Hòa Phát, còn có Thành Công, Tập đoàn Đường Sắt,… sắp tới sẽ […]

Xem thêm
17/04/2025 10 câu hỏi cho ông Trần Đình Long trước thềm ĐHCĐ Hòa Phát: Chống bán phá giá, các siêu dự án, chuyển giao thế hệ…

ĐHCĐ thường niên 2025 của Hòa Phát diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường, ngành thép Việt Nam đang phải đối mặt với “ma trận” chống bán phá giá. Ngày 17/4, Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2025, thảo luận […]

Xem thêm
17/04/2025 Cập nhật số liệu CTCK ngày 17/4: Lộ diện nhiều công ty chứng khoán báo lãi quý 1 “đi lùi”, thậm chí thua lỗ triền miên

Xuất hiện CTCK báo lỗ quý thứ 11 liên tiếp. Tính đến sáng 16/4, đã có 12 CTCK công bố BCTC quý 1/2025. Theo báo cáo tài chính riêng lẻ quý 1/2025, Chứng khoán DSC (mã: DSC) ghi nhận doanh thu hoạt động giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ xuống còn 131 tỷ đồng. Khấu trừ […]

Xem thêm
16/04/2025 Số lượng cổ đông tham dự Đại hội FPT cao kỷ lục

ĐHCĐ thường niên 2025 của FPT thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư sau giai đoạn cổ phiếu biến động mạnh. Ngày 15/4, Tập đoàn FPT tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Đại hội năm nay ghi nhận số lượng cổ […]

Xem thêm
16/04/2025 Lãnh đạo FPT: Chúng tôi không có ý định tác động đến giá cổ phiếu, chỉ tập trung tăng trưởng lợi nhuận

Ban lãnh đạo FPT cho rằng, mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên 20% trong 5 năm tới là thách thức nhưng sẽ quyết tâm để hoàn thành. Ngày 15/4, Tập đoàn FPT đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý, một cổ đông […]

Xem thêm