Nhà đầu tư “tay to” bí ẩn ôm toàn cổ phiếu độc lạ giá trị hàng trăm tỷ, “kê cao gối ngủ” hưởng cổ tức tiền mặt, danh mục tăng bằng lần

Nhà đầu tư “tay to” bí ẩn ôm toàn cổ phiếu độc lạ giá trị hàng trăm tỷ, “kê cao gối ngủ” hưởng cổ tức tiền mặt, danh mục tăng bằng lần

Những cổ phiếu được chọn đều là cái tên độc lạ, thanh khoản thấp, không quá quen mặt trên thị trường nhưng doanh nghiệp có lợi nhuận ổn định, cổ tức đều đặn hàng năm, phù hợp với chiến lược nắm giữ dài hạn.

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam có không ít cá nhân “tay to” với khối tài sản lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ. Ngoài các lãnh đạo doanh nghiệp, còn lại đa phần chỉ đơn thuần là nhà đầu tư tài chính. Một vài cái tên nổi tiếng trong giới đầu tư, trên các diễn đàn nhưng số khác lại có lai lịch bí ẩn hơn và không có nhiều thông tin trên thị trường.

Mỗi cá nhân lại có phong cách đầu tư khác nhau nhưng đa phần các “cá mập” có tiếng như Hưng GimikoA7 (nhà đầu tư 1970), Nguyễn Văn Nghĩa (cựu sếp Prime),… thường lựa chọn các cổ phiếu quen thuộc có thanh khoản cao để có thể đi tiền lớn.

Trong khi đó, “tay to” bí ẩn Lê Xuân Lương lại là trường hợp cá biệt khi nắm toàn cổ phiếu độc lạ, thanh khoản rất thấp, chủ yếu chỉ từ vài nghìn đến vài chục nghìn đơn vị/phiên, như Nông sản Yên Bái (CAP)Đầu tư Giao dục Hà Nội (EID)Pin Hà Nội (PHN)Giấy Việt Trì (GVT)Hóa chất Việt Trì (HVT).

photo-1710952241581

Nhìn vào danh mục cổ phiếu trong tay có thể thấy ngay trường phái đầu tư mà ông Lương theo đuổi là “ăn chắc, mặc bền”. Những cái tên được chọn đều là cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất có lợi nhuận ổn định, cổ tức đều đặn hàng năm, phù hợp với chiến lược nắm giữ dài hạn hơn là đầu cơ lướt sóng.

Kể từ lên sàn chứng khoán, CAP, EID, PHN, GVT, HVT đều chưa có năm nào quên chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông, một số có tỷ lệ cao lên đến trên 50%. Nhờ đó, ông Lương đã “bỏ túi” hàng chục tỷ đồng từ cổ tức của các doanh nghiệp này dù chỉ mới ngồi ghế cổ đông lớn vài năm trở lại đây.

Kinh doanh ổn định, cổ tức đều, các cổ phiếu trong danh mục của ông Lương cũng đi lên bền bỉ. Nổi bật nhất trong số đó là CAP – một trong những cổ phiếu tăng trưởng mạnh nhất trên thị trường chứng khoán suột một thập kỷ trở lại đây. Dù mới trở thành cổ đông lớn vào tháng 8/2021, khoản đầu tư này của ông Lương đã tăng gấp 3,3 lần trong chưa đầy 3 năm.

photo-1710952258813

Khoản đầu tư vào HVT cũng tăng bằng lần trong khi EID, PHN, GVT đều tăng hàng chục % kể từ khi ông Lương trở thành cổ đông lớn. Nhờ đó, khối tài sản trên sàn chứng khoán của “tay to” này đã tăng lên nhanh chóng những năm qua. Theo ước tính, số cổ phiếu trong tay ông Lương và người có liên quan hiện có giá trị thị trường lên đến gần 250 tỷ đồng.

Thực tế cho thấy chiến lược đầu tư “ăn” cổ tức không chỉ hấp dẫn với các nhà đầu tư cá nhân mà còn cả các tổ chức. Minh chứng rõ ràng nhất là việc Quỹ đầu tư Doanh nghiệp hàng đầu DC (DC Blue Chip Fund, DCBC) thuộc Dragon Capital cũng đã thay đổi mục tiêu đầu tư tập trung vào nguồn thu đều đặn từ lãi và cổ tức thay vì các doanh nghiệp hàng đầu niêm yết trên sàn như trước.

Về cơ bản, cổ tức tiền mặt với tỷ lệ cao, đều đặn phần nào cho thấy sức khoẻ của doanh nghiệp. Chính sách cổ tức được duy trì đều đặn trên nền tảng doanh nghiệp “ăn nên, làm ra”. Lợi nhuận ổn định, thậm chí tăng trưởng qua từng năm cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy cổ phiếu trên thị trường đi lên. Vì thế, nhà đầu tư dài hạn có thể “kê cao gối ngủ” hưởng lãi kép nhờ nắm giữ những cổ phiếu “sòn sòn” cổ tức hàng năm.

Thực tế, tìm ra những cổ phiếu như trên không quá khó tuy nhiên việc kiên trì nắm giữ, theo đuổi trường phái đầu tư giá trị trong thời gian dài lại không hề đơn giản. Cần phải nhấn mạnh rằng việc “ôm” những cổ phiếu thanh khoản thấp đôi khi sẽ khiến nhà đầu tư cảm thấy “nhàm chán”, đặc biệt là trong giai đoạn thị trường đi lên mạnh mẽ với giao dịch sôi động. Do đó, nhà đầu tư cần xác định rõ mục tiêu ngay từ khi bắt đầu để có chiến lược phù hợp.

Bài viết liên quan

21/04/2025 Nhà đầu tư để sẵn 97.000 tỷ đồng “nằm chờ” tại các công ty chứng khoán vào cuối quý 1

Chỉ sau 3 tháng đầu năm, số dư tiền gửi của nhà đầu tư tại các CTCK đã tăng khoảng 24.000 tỷ đồng. Theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính, số dư tiền gửi khách hàng tại các CTCK vào thời điểm cuối quý 1/2025 đạt khoảng 97.000 tỷ đồng . Đây chủ yếu là tiền […]

Xem thêm
21/04/2025 Dư nợ cho vay toàn thị trường tăng 35.000 tỷ sau 1 quý, lập kỷ lục chưa từng có ngay trước nhịp giảm sâu

Tại thời điểm cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay. Theo thống kê, tính đến cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán ước […]

Xem thêm
21/04/2025 NÓNG: Sửa đổi một số quy định trong lĩnh vực chứng khoán, sẵn sàng “go-live” KRX trong tháng 5/2025

Việc ban hành Thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn là rất cần thiết để kịp thời gian dự kiến vận hành chính thức của Hệ thống KRX vào đầu tháng 5 tới Trong thông báo mới nhất, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết đang hoàn thiện Dự thảo Thông tư […]

Xem thêm
18/04/2025 Cập nhật số liệu CTCK ngày 18/4: Loạt tên tuổi lớn tấp nập công bố BCTC quý 1, hé lộ hai khoản lãi nghìn tỷ đầu tiên

Đã có thêm công ty chứng khoán ghi danh trong câu lạc bộ lãi nghìn tỷ trong quý 1/2025. Số liệu thống kê tới sáng ngày 18/4, đã có 22 công ty chứng khoán công bố BCTC quý 1/2025. CTCP Chứng khoán SSI (mã SSI) là công ty tiếp theo ghi danh trong câu lạc bộ […]

Xem thêm
17/04/2025 Tỷ phú Trần Đình Long: HRC làm đến đâu bán hết đến đó, sản xuất thép ray để thể hiện sức mạnh, uy lực của Hòa Phát

Tỷ phú Trần Đình Long: HRC làm đến đâu bán hết đến đó, sản xuất thép ray để thể hiện sức mạnh, uy lực của Hòa Phát Ông Trần Đình Long nhấn mạnh VinFast chỉ là một trong những đối tác của Hòa Phát, còn có Thành Công, Tập đoàn Đường Sắt,… sắp tới sẽ […]

Xem thêm
17/04/2025 10 câu hỏi cho ông Trần Đình Long trước thềm ĐHCĐ Hòa Phát: Chống bán phá giá, các siêu dự án, chuyển giao thế hệ…

ĐHCĐ thường niên 2025 của Hòa Phát diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường, ngành thép Việt Nam đang phải đối mặt với “ma trận” chống bán phá giá. Ngày 17/4, Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2025, thảo luận […]

Xem thêm