Nhóm cựu lãnh đạo HOSE tiết lộ mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết

Nhóm cựu lãnh đạo HOSE tiết lộ mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết

Bị cáo Trần Đắc Sinh khai nhận gặp Trịnh Văn Quyết trước thời điểm cổ phiếu ROS niêm yết trên HOSE khoảng 5-6 tháng.

Sáng 23/7, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục phiên xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết và đồng phạm về các tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Liên quan đến hành vi phạm tội của Trịnh Văn Quyết, bốn cựu lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” gồm: ông Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM), ông Lê Hải Trà (cựu Ủy viên hội đồng thường trực, Phó tổng giám đốc thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM); ông Trần Tuấn Vũ (cựu Phó tổng giám đốc, Phó chủ tịch hội đồng niêm yết HOSE).

Ba cán bộ thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bị truy tố về tội “Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” gồm: Lê Công Điền (cựu Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng), Dương Văn Thanh (cựu Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam) và Phạm Minh Trung (cựu Trưởng phòng đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam).

Tại phần xét hỏi, ông Trần Đắc Sinh – cựu Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) khai báo đã nghe cấp dưới báo cáo về việc Công ty Faros “có vấn đề về kiểm toán”. Tuy nhiên, với vai trò HĐTV của HOSE, ông Sinh không có nghĩa vụ xét hồ sơ niêm yết mà chỉ nghe báo cáo sơ bộ của Ban điều hành và Hội đồng thẩm định. Sau khi hai cơ quan này họp và thống nhất việc cho Công ty Faros niêm yết, hồ sơ mới được chuyển lên HĐQT trong cuộc họp giao ban vào năm 2016.

Khi được chủ toạ hỏi có gặp người của FLC trước khi chấp thuận niêm yết không, bị cáo Trần Đắc Sinh khai báo trong quá trình xét hồ sơ có gặp Doãn Văn Phuong – Tổng Giám đốc FLC tại văn phòng sở. Ông Sinh có chỉ đạo “anh em làm nhanh hồ sơ cho doanh nghiệp”.

Đồng thời, bị cáo Sinh cũng khai gặp Trịnh Văn Quyết trước thời điểm cổ phiếu ROS niêm yết trên HOSE khoảng 5-6 tháng.

Bị cáo nhận toàn bộ hành vi sai phạm đã nêu trong cáo trạng, song khẳng định sai trong vụ án là sai phạm có hệ thống.

Cũng tại phiên xét hỏi, ông Lê Hải Trà – Cựu Phó Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT và Thành viên Hội đồng niêm yết HOSE khai báo bị cáo không phải người quản lý chính việc niêm yết mà phụ trách mảng công nghệ thông tin. Ông Trà cho biết cá nhân không có mối quan hệ trực tiếp với phòng nghiệp vụ, nhưng có yêu cầu cấp dưới tạo điều kiện cho ROS niêm yết.

Về mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết, bị cáo khai nhận quen biết ông Quyết khi làm việc tại Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước từ trước năm 2006 vì “thường đi đánh tenis với nhau”. Sau đó, ông chuyển sang công tác tại sàn HOSE.

Theo cáo trạng, để Công ty Faros niêm yết trên sàn chứng khoán, cựu chủ tịch Tập đoàn FLC được các bị cáo Trần Đắc Sinh, Lê Hải Trà cùng một số cán bộ khác tại HoSE và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam giúp sức.

Theo đó, trong quy chế hoạt động của HĐQT và hội đồng niêm yết sàn HoSE thì việc thẩm định chấp thuận niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros không thuộc thẩm quyền của HĐQT. Ngoài ra, bị cáo Trần Đắc Sinh với vai trò là Chủ tịch HĐQT HoSE biết báo cáo kiểm toán về tài chính năm 2014 và 2015 của doanh nghiệp này không phù hợp.

Báo cáo vi phạm lưu ý rằng “không đủ cơ sở để xác định số vốn thực góp”. Tuy nhiên, do mối quan hệ cá nhân và nhiều lần được Trịnh Văn Quyết nhờ giúp đỡ nên bị cáo Sinh hỗ trợ để Công ty Faros được niêm yết.

Cơ quan tố tụng xác định bị cáo Trần Đắc Sinh nhiều lần trực tiếp chỉ đạo cấp dưới Lê Hải Trà, Trần Tuấn Vũ, Lê Thị Tuyết Hằng tạo điều kiện sớm niêm yết cổ phiếu cho Công ty Faros. Do đó, trong khi Công ty Faros chưa bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định, Trần Đắc Sinh đã chỉ đạo, tổ chức họp HĐQT quyết định về hồ sơ niêm yết của doanh nghiệp.

Cáo trạng nêu, hành vi của các bị can khiến nhà đầu tư chứng khoán lầm tưởng cổ phiếu ROS có giá trị thật. Từ đây, ông Quyết bán 391 triệu cổ phiếu cho hơn 30.400 nhà đầu tư, chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng.

Bài viết liên quan

18/04/2025 Cập nhật số liệu CTCK ngày 18/4: Loạt tên tuổi lớn tấp nập công bố BCTC quý 1, hé lộ hai khoản lãi nghìn tỷ đầu tiên

Đã có thêm công ty chứng khoán ghi danh trong câu lạc bộ lãi nghìn tỷ trong quý 1/2025. Số liệu thống kê tới sáng ngày 18/4, đã có 22 công ty chứng khoán công bố BCTC quý 1/2025. CTCP Chứng khoán SSI (mã SSI) là công ty tiếp theo ghi danh trong câu lạc bộ […]

Xem thêm
17/04/2025 Tỷ phú Trần Đình Long: HRC làm đến đâu bán hết đến đó, sản xuất thép ray để thể hiện sức mạnh, uy lực của Hòa Phát

Tỷ phú Trần Đình Long: HRC làm đến đâu bán hết đến đó, sản xuất thép ray để thể hiện sức mạnh, uy lực của Hòa Phát Ông Trần Đình Long nhấn mạnh VinFast chỉ là một trong những đối tác của Hòa Phát, còn có Thành Công, Tập đoàn Đường Sắt,… sắp tới sẽ […]

Xem thêm
17/04/2025 10 câu hỏi cho ông Trần Đình Long trước thềm ĐHCĐ Hòa Phát: Chống bán phá giá, các siêu dự án, chuyển giao thế hệ…

ĐHCĐ thường niên 2025 của Hòa Phát diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường, ngành thép Việt Nam đang phải đối mặt với “ma trận” chống bán phá giá. Ngày 17/4, Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2025, thảo luận […]

Xem thêm
17/04/2025 Cập nhật số liệu CTCK ngày 17/4: Lộ diện nhiều công ty chứng khoán báo lãi quý 1 “đi lùi”, thậm chí thua lỗ triền miên

Xuất hiện CTCK báo lỗ quý thứ 11 liên tiếp. Tính đến sáng 16/4, đã có 12 CTCK công bố BCTC quý 1/2025. Theo báo cáo tài chính riêng lẻ quý 1/2025, Chứng khoán DSC (mã: DSC) ghi nhận doanh thu hoạt động giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ xuống còn 131 tỷ đồng. Khấu trừ […]

Xem thêm
16/04/2025 Số lượng cổ đông tham dự Đại hội FPT cao kỷ lục

ĐHCĐ thường niên 2025 của FPT thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư sau giai đoạn cổ phiếu biến động mạnh. Ngày 15/4, Tập đoàn FPT tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Đại hội năm nay ghi nhận số lượng cổ […]

Xem thêm
16/04/2025 Lãnh đạo FPT: Chúng tôi không có ý định tác động đến giá cổ phiếu, chỉ tập trung tăng trưởng lợi nhuận

Ban lãnh đạo FPT cho rằng, mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên 20% trong 5 năm tới là thách thức nhưng sẽ quyết tâm để hoàn thành. Ngày 15/4, Tập đoàn FPT đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý, một cổ đông […]

Xem thêm