Nỗi buồn kéo dài trên thị trường chứng khoán: Khối ngoại bán ròng vượt 10.000 tỷ đồng từ đầu năm 2025, hai mã bị “xả” nghìn tỷ

Nỗi buồn kéo dài trên thị trường chứng khoán: Khối ngoại bán ròng vượt 10.000 tỷ đồng từ đầu năm 2025, hai mã bị “xả” nghìn tỷ

Nỗi buồn kéo dài trên thị trường chứng khoán: Khối ngoại bán ròng vượt 10.000 tỷ đồng từ đầu năm 2025, hai mã bị "xả" nghìn tỷ

Cùng giai đoạn này năm ngoái, con số mới chỉ khoảng 300 tỷ.

Bước sang năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục chịu áp lực bán ròng mạnh từ nhà đầu tư nước ngoài. Tính từ đầu năm 2025 đến trước phiên 10/2, khối ngoại đã bán ròng gần 11.000 tỷ đồng, trong đó “xả” ròng hơn 10.700 tỷ đồng trên HoSE. Cùng giai đoạn này năm ngoái, con số mới chỉ khoảng 300 tỷ đồng.

Nỗi buồn kéo dài trên thị trường chứng khoán: Khối ngoại bán ròng vượt 10.000 tỷ đồng từ đầu năm 2025, hai mã bị "xả" nghìn tỷ- Ảnh 1.

*Dữ liệu Th2/25 tính đến đầu phiên 10/2/2025

Đà bán của khối ngoại dàn trải diện rộng, song nhìn từng cổ phiếu sẽ nhận thấy câu chuyện khác biệt. Cổ phiếu FPT dẫn đầu quy mô bán ròng khi bị bán ròng gần 2.200 tỷ chỉ sau hơn 1 tháng giao dịch. Cổ phiếu đầu ngành công nghệ này đã giữ vững xu hướng tăng bền bỉ từ đầu năm, thậm chí lập đỉnh mới trước khi điều chỉnh vào vài phiên đầu tháng 2. Đà bán ra của khối ngoại khả năng cao nhằm chốt lời khoản đầu tư sau thời gian dài nắm giữ.

Trong khi đó, VIC ghi nhận bị bán ròng hơn 2.000 tỷ từ đầu năm. Song, khác với FPT, phần lớn giá trị bán ròng thực hiện qua kênh thoả thuận trong phiên 16/1, nhiều khả năng đến từ SK Investment khi tổ chức này đã đăng ký bán gần 50,8 triệu cổ phiếu VIC theo phương thức thoả thuận.

Cổ phiếu VNM cũng lọt top bị bán ròng mạnh trong giai đoạn đầu năm 2025 với giá trị xấp xỉ 970 tỷ. Mã MSN của Masan Group bị bán ròng gần 860 tỷ, với tâm điểm tại phiên 7/2 khi khối ngoại “xả” hơn 900 tỷ trên kênh thoả thuận. Trước đó, vào đầu tháng 11, cổ đông ngoại SK Investment Vina I Pte. Ltd. (SK Group) đã giảm tỷ lệ sở hữu tại MSN xuống còn 3,67% (55,5 triệu cổ phiếu) và không còn là cổ đông lớn. Do đó, các hoạt động giao dịch của tổ chức này không còn thuộc diện công bố thông tin.

Bên cạnh đó, các mã như STB, SSI, FRT, MWG ghi nhận giá trị bán ròng trên 400 tỷ trong vòng hơn 1 tháng qua.

Nỗi buồn kéo dài trên thị trường chứng khoán: Khối ngoại bán ròng vượt 10.000 tỷ đồng từ đầu năm 2025, hai mã bị "xả" nghìn tỷ- Ảnh 2.

*Dữ liệu tính đến đầu phiên 10/2/2025

Ngược lại, lực mua khá yếu, không có cổ phiếu nào có giá trị mua ròng trên 400 tỷ từ đầu năm tới nay. HDB là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với giá trị gần 390 tỷ đồng. Một số cổ phiếu cũng thu hút được dòng vốn ngoại chảy vào như LPB (152 tỷ), VGC (370 tỷ)…

Đâu mới là điểm đảo chiều?

Thực tế, khối ngoại đã bước qua tháng thứ 13 liên tiếp “xả hàng” trên TTCK Việt Nam. Xu hướng này cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư nước ngoài chưa được cải thiện. Câu chuyện nâng hạng TTCK hấp dẫn dòng vốn ngoại vẫn chỉ dừng lại ở kỳ vọng. Thị trường sau nhiều năm thì vẫn dậm chân tại vùng cũ, VN-Index “tàu lượn” quanh 1.200 -1.300 điểm, vốn hoá cũng chưa thể bứt phá hoàn toàn. Các quỹ ngoại ETF, quỹ chủ động lâu năm trên thị trường cũng ghi nhận tình trạng rút ròng chưa từng có, giá trị hàng nghìn tỷ đồng. Các yếu tố khác như chênh lệch lãi suất, áp lực tỷ giá hay chênh lệch tỷ trọng nhóm ngành cũng khiến dòng vốn có xu hướng rút khỏi các thị trường mới nổi và cận biên trong đó có Việt Nam.

Nhìn chung, đảo chiều dòng vốn ngoại quay trở lại TTCK Việt Nam là việc không đơn giản và sẽ khó có thể diễn ra trong ngắn hạn. Hiện tại câu chuyện nâng hạng thị trường được xem là “liều dopping” hữu hiệu nhất giúp khơi thông dòng vốn ngoại chảy vào. Ngay trong dịp đầu năm nay, Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương đã nhấn mạnh, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của TTCK Việt Nam trong năm 2025 là nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Đây không chỉ là bước tiến về mặt danh tiếng mà còn mở ra cánh cửa thu hút dòng vốn quốc tế.

Theo Chủ tịch UBCKNN, Bộ Tài chính, UBCKNN vẫn đang tiếp tục làm việc với bộ, ngành có liên quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cùng phối hợp đưa ra các giải pháp đáp ứng các tiêu chí nâng hạng. Các bộ, ngành cũng đang tích cực triển khai các giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, UBCKNN đã và đang tích cực chủ động làm việc thường xuyên với các tổ chức xếp hạng, các nhà đầu tư quốc tế lớn nhằm tuyên truyền về chủ trương, định hướng và sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong công tác nâng hạng thị trường; tăng cường phối hợp với các nhà đầu tư, tổ chức tài chính nước ngoài để giải đáp thắc mắc và ghi nhận, tháo gỡ các khó khăn của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam; đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của nhà đầu tư nước ngoài về mục tiêu nâng hạng TTCK của Việt Nam.

Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương cũng cho biết, để cải thiện cơ chế vận hành, UBCKNN đang phối hợp với các bộ, ngành đơn giản hóa thủ tục mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp, tăng cường công khai tỷ lệ sở hữu nhà nước trong các doanh nghiệp niêm yết và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào giám sát thị trường…

Nếu đạt mục tiêu nâng hạng, TTCK Việt Nam có thể thu hút hàng tỷ USD từ các quỹ đầu tư lớn trên thế giới, đồng thời nâng cao tính minh bạch và chuyên nghiệp hóa thị trường.

Trong một báo cáo gần đây, Chứng khoán Agriseco ước tính, với quy mô vốn hoá thị trường khoảng 5 triệu tỷ đồng, lượng tiền mở ra sau khi tháo gỡ “Pre-funding” lên tới khoảng 25.000-30.000 tỷ đồng. Chuyên gia Agriseco cũng kỳ vọng dòng tiền của khối ngoại có thể tích cực hơn trong nửa cuối năm 2025 khi các đợt hạ lãi suất của FED sẽ làm giảm bớt áp lực lên tỷ giá. Cùng với đó, sự kiện nâng hạng TTCK Việt Nam kỳ vọng diễn ra vào tháng 9/2025 có thể giúp dòng vốn đầu tư nước ngoài quay trở lại thị trường. Khi được đưa vào danh sách nâng hạng, dự kiến TTCK sẽ đón dòng vốn đầu tư từ 5 – 6 tỷ USD từ các quỹ ETF tham chiếu theo bộ chỉ số của FTSE và các quỹ chủ động.Nỗi buồn kéo dài trên thị trường chứng khoán: Khối ngoại bán ròng vượt 10.000 tỷ đồng từ đầu năm 2025, hai mã bị "xả" nghìn tỷ- Ảnh 3.

Bài viết liên quan

07/02/2025 “Kinh doanh tiền” chẳng kém ngân hàng, Thế Giới Di Động đem 40.000 tỷ đầu tư tài chính, thu lãi ngỡ ngàng

Tính đến cuối năm 2024, ngoài 1 tỷ USD tiền, tương đương tiền và tiền gửi tại ngân hàng, Thế Giới Di Động còn đem khoảng 16.000 tỷ đồng đi cho vay các đối tác và đầu tư trái phiếu. Trên sàn chứng khoán Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp “rủng rỉnh” tiền mặt […]

Xem thêm
06/02/2025 Người dân ồ ạt bán vàng, cửa hàng hết sạch tiền trả khách

Sau khi giá vàng nhẫn tiếp tục lên đỉnh, người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời sát ngày vía Thần tài khiến nhiều tiệm vàng cạn tiền trả khách. Bán vàng nhưng 1 tuần sau mới nhận được tiền Trong phiên giao dịch vàng sáng nay (5/2), giá vàng nhẫn lên đỉnh 90,95 […]

Xem thêm
05/02/2025 Chưa bao giờ room margin tại các công ty chứng khoán còn nhiều như hiện nay

Ước tính, các công ty chứng khoán còn đến 290.000 tỷ đồng có thể cho nhà đầu tư vay margin trong thời gian tới. Theo thống kê, tính đến cuối năm 2024, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán ước tính vào khoảng 245.000 tỷ đồng (~10 tỷ USD), tăng 13.000 tỷ […]

Xem thêm
04/02/2025 73.000 tỷ đồng “tiền tươi” nằm chờ trên tài khoản của nhà đầu tư chứng khoán, thấp nhất trong vòng 6 quý

Hầu hết các công ty chứng khoán đều ghi nhận sự sụt giảm mạnh về lượng tiền gửi của nhà đầu tư như VPS, SSI, Mirae Asset,… Theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính, số dư tiền gửi khách hàng tại các CTCK vào thời điểm cuối quý 4/2024 đạt khoảng 73.000 […]

Xem thêm
03/02/2025 Tin vui đầu năm mới: Việt Nam vừa có thêm 1 tỷ phú USD

Việt Nam hiện có 6 tỷ phú USD theo tính toán của Forbes, với tổng tài sản 13,4 tỷ USD. Theo cập nhật mới nhất từ Forbes, ông Nguyễn Đăng Quang vừa trở lại danh sách tỷ phú USD với khối tài sản 1 tỷ USD, xếp thứ 2.718 thế giới. Trước đó, Chủ tịch Masan Group (mã MSN) […]

Xem thêm
24/01/2025 Cập nhật BCTC quý 4/2024 chiều 24/1: MWG, Masan, Yeah 1, Nam Long… báo lãi tăng bằng lần

Nhựa Tiền Phong (NTP) ghi nhận doanh thu 1.884 tỷ đồng trong quý 4/2024, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuê đạt hơn 264 tỷ đồng, tăng hơn 36%. Những DN mới công bố BCTC quý 4/2024 ngày 24/1: Tập đoàn FPT (FPT) vừa công bố kết quả kinh doanh năm […]

Xem thêm