Phó Thủ tướng: Nghiên cứu phương án huy động vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Phó Thủ tướng: Nghiên cứu phương án huy động vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành, địa phương dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, trình Thủ tướng trong tháng 1/2025.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà – Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ ba Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương thực hiện nhiệm vụ giao tại Nghị quyết số 233/NQ-CP ngày 10/12/2024 của Chính phủ, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương dự thảo nghị quyết của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2025; trong đó, xây dựng kế hoạch, tiến độ chi tiết các thủ tục, công việc chính phải thực hiện từ thời điểm lập báo cáo nghiên cứu khả thi đến thời điểm khởi công xây dựng.

Phó Thủ tướng lưu ý, Bộ Giao thông vận tải phải nêu dự kiến kế hoạch tổng thể khai thác, vận hành dự án bảo đảm khoa học, toàn diện, đồng bộ, khả thi; đồng thời phải bám sát mục tiêu, yêu cầu của nghị quyết để xác định cách thức tiến hành, cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương để triển khai các cơ chế đặc thù, đặc biệt đã được Quốc hội thông qua.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý một số nội dung công việc các Bộ ngành, địa phương liên quan cần ưu tiên triển khai ngay.

Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đường sắt tốc độ cao; rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực (số lượng, chuyên ngành đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo,…);

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đào tạo theo đặt hàng của Chính phủ, trong đó nghiên cứu mô hình, phương thức đào tạo (trường đại học trong nước, nước ngoài và/hoặc kết hợp với đối tác (doanh nghiệp, nhà thầu) sẽ hợp tác); xác định danh mục dịch vụ, hàng hóa công nghiệp đường sắt được giao nhiệm vụ, đặt hàng; nghiên cứu, lựa chọn các doanh nghiệp trong nước có năng lực kinh nghiệm để phối hợp, chuyển giao công nghệ, từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa (thi công xây lắp, hệ thống thông tin tín hiệu…);

Bộ Giao thông vận tải cũng được giao nghiên cứu cơ chế lựa chọn nhà thầu phù hợp (đấu thầu, chỉ định thầu hoặc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt); phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các địa phương tiến hành trước công tác giải phóng mặt bằng; nghiên cứu thành lập các Tổ công tác chuyên môn, trong đó có thể mời các chuyên gia, nhà khoa học tham gia; khẩn trương kiện toàn mô hình Ban Quản lý dự án đường sắt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để chủ động tham mưu, phối hợp xử lý ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư Dự án cũng như tiếp nhận quản lý, khai thác, vận hành sau khi Dự án hoàn thành.

Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì hướng dẫn quy định về nội dung, yêu cầu của thiết kế kỹ thuật tổng thể (thiết kế FEED) thay cho thiết kế cơ sở; hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, dự toán các gói thầu liên quan đến công tác khảo sát, lập, thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi; hướng dẫn áp dụng, sử dụng hệ thống định mức xây dựng, đơn giá, giá xây dựng công trình, sử dụng suất vốn đầu tư của các dự án, công trình đường sắt tương tự để lập tổng mức đầu tư dự án; hướng dẫn áp dụng mẫu Hợp đồng của Hiệp hội tư vấn quốc tế (hợp đồng FIDIC) để thực hiện các gói thầu thuộc Dự án.

Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải , Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu phương án huy động vốn đầu tư để thực hiện Dự án, trong đó cần xác định rõ nhu cầu vốn, kế hoạch vốn, các loại nguồn vốn (ngân sách nhà nước, Trái phiếu Chính phủ, ODA, nguồn thu từ đất đai , xã hội hóa…) để có phương án, bố trí kế hoạch vốn phù hợp.

Bài viết liên quan

24/01/2025 Bán đủ thứ từ điện thoại, máy giặt đến rau, giá đỗ, thậm chí mở cả “ATM”, Thế Giới Di Động (MWG) thu gần 370 tỷ mỗi ngày

Tính riêng trong tháng 12, doanh thu của Thế Giới Di Động đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2023 và là mức cao nhất trong vòng gần 3 năm, kể từ tháng 3/2022. CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) vừa công bố tình hình kinh […]

Xem thêm
22/01/2025 Bãi bỏ 9 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Bộ trưởng Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 06/2025/TT-BCA bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành. Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành. Theo đó, bãi bỏ toàn bộ 9 văn […]

Xem thêm
21/01/2025 Công ty mẹ SSI báo lãi trước thuế 2024 tăng 24%, dư nợ margin gần 22.000 tỷ đồng

Tính đến cuối năm 2024, dư nợ cho vay tại SSI đạt xấp xỉ 22.000 tỷ đồng, tăng 2.500 tỷ so với cuối quý 3 trước đó và là mức cao nhất kể từ thời điểm cuối năm 2021. CTCP Chứng khoán SSI vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý 4 với doanh thu […]

Xem thêm
15/01/2025 Tỷ phú Thái Lan quyết tâm theo đuổi Vinamilk sau thương vụ chi 5 tỷ USD thâu tóm Sabeco

Kể từ khi bắt đầu gián tiếp nắm cổ phần tại Vinamilk năm 2013 đến nay, tỷ phú Thái Lan đã bỏ túi gần 15.000 tỷ đồng cổ tức. F&N Diary Investments Pte.Ltd – tổ chức có bóng dáng của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi (Thái Lan) vừa đăng ký mua vào gần 20,9 triệu cổ […]

Xem thêm
14/01/2025 Thế hệ F2 của các tỷ phú USD Việt Nam: Tham gia đàm phán với các đối tác khổng lồ, tiếp nguyên thủ quốc gia, có GenZ lọt top giàu nhất sàn chứng khoán

Sự xuất hiện của thế hệ F2 bên cạnh các tỷ phú USD trong các hoạt động quan trọng, được xem là điều tất yếu trong quá trình phát triển của các tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam. Theo Forbes, Việt Nam hiện có 5 tỷ phú USD, là ông Phạm Nhật Vượng […]

Xem thêm
08/01/2025 Thiếu gia 30 tuổi mất hơn 400 tỷ đồng trong năm 2024, công ty sắp được ‘bơm’ thêm 700 tỷ để đầu tư chứng khoán

Tính đến cuối năm 2024, ông Đức Anh sở hữu trực tiếp gần 73 triệu cổ phiếu DSC và CTCP Đầu tư NTP – Công ty do ông Đức Anh nắm 98% vốn sở hữu 70 triệu cổ phiếu NTP. Ông Nguyễn Đức Anh, sinh năm 1995, được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Chứng khoán DSC […]

Xem thêm