“Shadow banking” ngày càng phổ biến, CTCK thu lãi kỷ lục từ hoạt động cho vay

“Shadow banking” ngày càng phổ biến, CTCK thu lãi kỷ lục từ hoạt động cho vay

Xu hướng shadow banking trong ngành chứng khoán được dự báo sẽ ngày càng phổ biến khi doanh nghiệp khó tiếp cận vốn từ kênh tín dụng ngân hàng, trái phiếu.

Những năm qua, xu hướng ngân hàng hóa (shadow banking) ngày càng trở nên rõ rệt trong ngành chứng khoán. Lãi từ cho vay và phải thu trở thành nguồn thu lớn nhất trong cơ cấu hoạt động của nhiều công ty chứng khoán (CTCK). Quý 1/2025, các CTCK thu về khoảng 6.500 tỷ đồng lãi từ cho vay và phải thu, tăng 5 quý liên tiếp (so với quý trước) và là mức cao kỷ lục từ trước đến nay.

“Shadow banking” ngày càng phổ biến, CTCK thu lãi kỷ lục từ hoạt động cho vay- Ảnh 1.

Lãi từ cho vay và phải thu tăng chủ yếu đến từ việc các CTCK mở rộng quy mô cho vay trong quý đầu năm trong khi mặt bằng lãi suất vẫn ở mức thấp. Tính đến cuối quý 1/2025, dư nợ margin toàn thị trường ước tính khoảng 273.000 tỷ đồng, tăng 33.000 tỷ so với cuối năm 2024 và cũng là mức kỷ lục trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Quý 1/2025, toàn thị trường ghi nhận 20 CTCK có nguồn thu từ hoạt động cho vay trên 100 tỷ. Trong đó, 4 cái tên có lãi từ cho vay và phải thu vượt 500 tỷ là TCBS, SSI, HSC, VPS. Hầu hết các CTCK top đầu đều ghi nhận lãi từ cho vay và phải thu trong quý đầu năm 2025 tăng trưởng so với quý liền trước và cùng kỳ 2024.

Nhiều cái tên như TCBS, SSI, HSC, VPS, Mirae Asset, VPBankS… thậm chí còn lập kỷ lục về nguồn thu này trong một quý. Đây đều là các CTCK có dư nợ margin cao hàng đầu thị trường tại thời điểm cuối quý 1. Mặt khác, VNDirect là cái tên hiếm hoi trong top đầu ghi nhận lãi từ cho vay và phải thu sụt giảm so với cùng kỳ và quý trước. Quy mô dư nợ của CTCK này cũng không có sự mở rộng đáng kể trong quý đầu năm nay.

“Shadow banking” ngày càng phổ biến, CTCK thu lãi kỷ lục từ hoạt động cho vay- Ảnh 2.

Trong bối cảnh mảng tự doanh biến động thất thường theo thị trường, môi giới khó bứt phá do cạnh tranh gay gắt, nghiệp vụ cho vay đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các CTCK. Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn khi doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn từ kênh tín dụng ngân hàng, trái phiếu.

Hiện tại, rất nhiều CTCK tại Việt Nam như TCBS, VPBankS, ACBS, MBS, CTS, BSC, HDBS, SBS… có cổ đông lớn, thậm chí nắm quyền chi phối là các ngân hàng. Thời gian qua, nhiều ngân hàng đã có động thái “bơm” vốn để gia tăng sở hữu tại các CTCK nhằm tối ưu hoá nguồn đầu ra này cho tăng trưởng tín dụng.

Thực tế, thủ tục cầm cố, thế chấp cổ phiếu để vay các CTCK lại đơn giản và linh hoạt hơn nhiều so với thế chấp tài sản khác để vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu. Điều này đem lại lợi ích cho cả 3 bên (1) doanh nghiệp có thể giải quyết các nhu cầu cấp bách về vốn; (2) CTCK tăng quy mô cho vay nhanh chóng, đem lại nguồn thu lớn; (3) Ngân hàng giải quyết một phần tình trạng thừa vốn khi tăng trưởng tín dụng hạn chế.

Cần lưu ý rằng, margin vốn là một khoản vay mang tính chất ngắn hạn. Việc một phần dòng vốn này không chảy vào thị trường mà được sử dụng cho các mục đích khác, có tính dài hạn hơn sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Khi thị trường biến động mạnh theo chiều hướng không thuận lợi, thị trường thiếu dòng vốn đối ứng, tình trạng “force sell” chéo có thể làm tình hình trở nên trầm trọng hơn.

Bài viết liên quan

25/04/2025 Môi giới chứng khoán “thất thu” dù dư nợ margin cao kỷ lục, phần lớn tiền vay không dùng để giao dịch?

Margin tăng mạnh nhưng thanh khoản không tăng nhiều, doanh thu môi giới lại giảm, phần nào cho thấy một phần không nhỏ dư nợ đang không được dùng vào mục đích giao dịch. Quý 1/2025 tiếp tục là khoảng thời gian thất thu của các công ty chứng khoán (CTCK) trong mảng môi giới. […]

Xem thêm
24/04/2025 Thị trường rung lắc, bộ đôi doanh nghiệp đầu ngành nhựa “dắt tay nhau” lên đỉnh lịch sử

So với đầu năm, giá trị hai cổ phiếu đã tăng hai chữ số phần trăm. Giữa những sóng gió của thị trường chung, bội đôi cổ phiếu ngành nhựa NTP – Nhựa Thiếu niên Tiền Phong và BMP – Nhựa Bình Minh lại “dắt tay nhau” cùng lên đỉnh lịch sử. Thị giá NTP […]

Xem thêm
23/04/2025 Sau sáp nhập xuất hiện “siêu đô thị” có dân số gần 14 triệu người, quy mô kinh tế hơn 100 tỷ USD

Theo nghị quyết 60 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, dự kiến TP.HCM sẽ sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. Nếu điều đó diễn ra, thành phố mang tên Bác sẽ trở thành siêu đô thị với diện tích gấp hơn 3 lần cùng quy mô kinh tế tăng […]

Xem thêm
23/04/2025 Thiếu vàng, PNJ báo lãi sụt giảm trong quý 1/2025

So với kế hoạch 2025, sau 3 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành 35% mục tiêu lợi nhuận đề ra. Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã PNJ) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2025 với doanh thu thuần đạt 9.635 tỷ đồng, giảm 23,5% so […]

Xem thêm
23/04/2025 Cập nhật BCTC quý 1/2025 ngày 23/4: VPBank báo lãi trước thuế hơn 5.000 tỷ, FPT lãi hơn 3.000 tỷ, công ty điện, dệt may lãi tăng mạnh

Quý 1/2025, VPBank (VPB) ghi nhận tổng thu nhập hoạt động hợp nhất gần 15,600 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5,015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp mới công bố BCTC quý 1/2025 ngày 23/4: Quý 1/2025, VPBank (VPB) ghi nhận tổng […]

Xem thêm
22/04/2025 Margin cao kỷ lục, công ty chứng khoán còn bao nhiêu room cho vay?

Tỷ lệ Margin/VCSH tại ngày 31/3 tăng mạnh lên xấp xỉ 100%, cao nhất trong vòng 12 quý nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với giai đoạn VN-Index trên đỉnh 1.500 điểm hồi cuối 2021 đến đầu 2022. Theo thống kê, tính đến cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay tại các công ty […]

Xem thêm