Tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán quý 3/2023 tiếp tục giảm 5%, nhóm ngành nào là tác nhân chính?

Động lực tăng trưởng lợi nhuận chính của thị trường đến từ sự trở lại của các nhóm ngành dầu khí (tăng 828% so với cùng kỳ) và tài nguyên cơ bản (tăng 166%).

Tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán quý 3/2023 tiếp tục giảm 5%, nhóm ngành nào là tác nhân chính?  - Ảnh 1.

Theo SSI Research, kết quả kinh doanh quý 3/2023 của các doanh nghiệp niêm yết cho thấy xu hướng ổn định khi tổng doanh thu ít biến động trong khi tốc độ giảm lợi nhuận so với cùng kỳ dần thu hẹp. Cụ thể, tổng doanh thu toàn thị trường (dữ liệu cập nhật ngày 1/11) giảm 0,6% so với cùng kỳ và 0,1% so với quý trước. Con số này cũng giảm 8,8% so với mức đỉnh vào quý 4/2022 và vẫn cao hơn đáng kể giai đoạn trước 2022.

Tổng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp giảm 5% so với cùng kỳ sau khi liên tục ghi nhận mức giảm mạnh hai chữ số trong 3 quý trước. Một phần nguyên nhân do hiệu ứng nền cao đã giảm dần (lợi nhuận ghi nhận giá trị kỷ lục trong quý 1/2022 và quý 2/022). So sánh theo quý, lợi nhuận giảm trở lại 3,5% so với quý 2/2023 sau hai tháng tăng trưởng liên tiếp. Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng lợi nhuận giảm -15,8% so với cùng kỳ năm trước.

Biên lợi nhuận gộp cải thiện đáng kể từ mức 15,4% trong quý 3/2022 lên 16,8% trong quý 3/2023, là mức cao nhất kể từ năm 2022. Tuy nhiên, biên lợi nhuận ròng lại thu hẹp về 5,9%, do chi phí bán hàng và chi phí lãi vay đều tăng mạnh so với cùng kỳ.

Tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán quý 3/2023 tiếp tục giảm 5%, nhóm ngành nào là tác nhân chính?  - Ảnh 2.

Ngược lại, các nhóm ngành tiêu dùng tiếp tục giảm khi cầu nội địa và xuất khẩu đề chưa được cải thiện. Lợi nhuận của các ngành bao gồm bán lẻ (giảm 67,8%), hàng cá nhân và gia dụng (giảm 41,4%), ô tô và phụ tùng ( giảm 54,5%), thực phẩm & đồ uống ( giảm 7%) đã ghi nhận giảm quý thứ 4 liên tiếp. Các ngành này có thể cần nhiều thời gian để tạo đáy và quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng lợi nhuận.

Ngành hóa chất ghi nhận mức giảm mạnh nhất với mức 70,3%. Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp đầu ngành cùng giảm sâu như Đạm Phú Mỹ (giảm 93%), Đạm Cà Mau (giảm 90%), Đạm Hà Bắc (lỗ), Hóa chất Đức Giang (giảm 47%). SSI Research kỳ vọng ngành Hóa chất đã gần chạm đáy lợi nhuận.

Ngành ngân hàng giảm 1,4% so với cùng kỳ do tăng trưởng tín dụng yếu, NIM chưa hồi phục rõ ràng trong khi nợ xấu vẫn trong xu hướng gia tăng. Kết quả kinh doanh của các ngân hàng cũng phân hóa mạnh mẽ với khi nhóm Vietcombank (tăng 19,9%), Sacocmbank (tăng 34,9%), Vietinbank (tăng 17,3%), MB (tăng 15,6%) và ACB (tăng 12,6%) duy trì đà tăng trưởng. Trong khi đó, BIDV, VPBank, Techcombank, TPBank, Eximbank, SHB, cùng đa số ngân hàng TMCP có kết quả kém khả quan hơn.

Lợi nhuận của ngành bất động sản giảm 32,4% so với cùng kỳ khi nhiều doanh nghiệp đầu ngành ghi nhận lợi nhuận đi xuống. Có thể kể đến một số cái tên như Vinhomes (giảm 26,4% do doanh thu tài chính sụt giảm so với nền cao năm ngoái), Đô thị Kinh Bắc (giảm 99%), Khang Điền (giảm 39%), Phát Đạt (giảm 86%), Idico (giảm 68%), Novaland (giảm 42%)… Trong khi chỉ có một số ít doanh nghiệp có tăng trưởng tốt như Vimcom Retail (tăng 66%), Sunshine homes (tăng 608%), Nam Long (tăng 39%), An Gia (tăng 89%).

Một số nhóm ngành như hàng & dịch vụ công nghiệp (giảm 11,3%), điện nước và xăng dầu khí đốt (giảm 40,5%), tiếp tục giảm khi hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn tăng trưởng yếu.

Tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán quý 3/2023 tiếp tục giảm 5%, nhóm ngành nào là tác nhân chính?  - Ảnh 4.

Bài viết liên quan

17/04/2025 10 câu hỏi cho ông Trần Đình Long trước thềm ĐHCĐ Hòa Phát: Chống bán phá giá, các siêu dự án, chuyển giao thế hệ…

ĐHCĐ thường niên 2025 của Hòa Phát diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường, ngành thép Việt Nam đang phải đối mặt với “ma trận” chống bán phá giá. Ngày 17/4, Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2025, thảo luận […]

Xem thêm
16/04/2025 Lãnh đạo FPT: Chúng tôi không có ý định tác động đến giá cổ phiếu, chỉ tập trung tăng trưởng lợi nhuận

Ban lãnh đạo FPT cho rằng, mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên 20% trong 5 năm tới là thách thức nhưng sẽ quyết tâm để hoàn thành. Ngày 15/4, Tập đoàn FPT đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý, một cổ đông […]

Xem thêm
15/04/2025 Sướng như cổ đông DIC Corp (DIG): Ngồi nhà họp ĐHĐCĐ được “ting ting”, tối đa lên đến 10 triệu đồng, có 1 cổ phiếu cũng có tiền

Năm nay, DIC Corp chỉ tổ chức họp ĐHĐCĐ trực tuyến. Cổ đông tham dự và thực hiện biểu quyết trực tuyến sẽ được tặng quà. Ngày 18/4 tới đây, Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – mã DIG) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 […]

Xem thêm
15/04/2025 FPT chính thức xuất hiện trên sân bóng Ngoại hạng Anh, nối gót Sabeco, Hoàng Anh Gia Lai, Tôn Đông Á

Trước đó, FPT và Chelsea – một trong những biểu tượng của giải Ngoại hạng Anh đã công bố thiết lập quan hệ hợp tác toàn cầu. Trong khuôn khổ trận đấu giữa Chelsea và Ipswich Town tại vòng 32 Ngoại hạng Anh tối ngày 13/4 (theo giờ Việt Nam), dòng chữ “Vietnam – Technology […]

Xem thêm
31/03/2025 Cổ phiếu PNJ xuống “đáy” hơn 1 năm bất chấp giá vàng lập đỉnh mọi thời đại, điều gì đang diễn ra?

So với đỉnh lịch sử hồi tháng 8/2024, cổ phiếu PNJ mất 23% giá trị, vốn hóa thị trường còn lại 27.800 tỷ đồng. Giá vàng đang trở lại đỉnh cao mọi thời đại. Chiều ngày 28/3, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 98,8 – 100,8 triệu đồng/lượng; PNJ niêm yết […]

Xem thêm
28/03/2025 Vingroup muốn làm LNG Hải Phòng 5.000 MW, dự thảo điều chỉnh Quy hoạch điện VIII chỉ ‘cho’ 1.600 MW và lùi 5 năm

Dự thảo điều chỉnh PDP VIII mới nhất đã thêm dự án điện LNG Hải Phòng vào danh mục các dự án nguồn điện, lưới điện quan trọng quốc gia và dự án ưu tiên của ngành điện, nhưng các thông số của dự án không như đề xuất của Vingroup. Mới đây, Tập đoàn Vingroup  […]

Xem thêm