Vì sao NHNN chưa dỡ bỏ công cụ giao “room” tín dụng?

Vì sao NHNN chưa dỡ bỏ công cụ giao “room” tín dụng?

Theo NHNN, việc dỡ bỏ biện pháp này cần thận trọng, đảm bảo các điều kiện cần thiết và từng bước thực hiện phù hợp với điều kiện thị trường.

Trong báo cáo vừa gửi tới Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm 2023, tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 17/01/2023 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng, NHNN nêu rõ định hướng điều hành tín dụng năm 2023, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng toàn hệ thống khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Ngày 24/02/2023, NHNN đã có công văn 1079/NHNN-CSTT chỉ đạo về tăng trưởng tín dụng năm 2023 và công văn thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 gửi các tổ chức tín dụng. Việc thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng căn cứ một số tiêu chí cơ bản như kết quả chấm điểm xếp hạng tổ chức tín dụng đến thời điểm gần nhất, mức độ tập trung tín dụng, việc tham gia hỗ trợ xử lý tổ chức tín dụng yếu kém (ngân hàng yếu kém, quỹ tín dụng nhân dân yếu kém), tình hình thực tiễn thị trường…

Ngày 10/7/2023, NHNN đã điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các tổ chức tín dụng với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%. Việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng được NHNN thực hiện trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng, tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng tổ chức tín dụng, đảm bảo thanh khoản và an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng. Đây là nỗ lực của NHNN để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm ở mức thấp hơn dự kiến, các nguồn vốn trung dài hạn trong nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn.

Như vậy, tiêu chí, phương thức xác định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng trong năm 2022, 2023 đã được NHNN cụ thể hóa tại các văn bản nêu trên và công bố công khai ngay từ đầu năm tại Chỉ thị 01 của Thống đốc NHNN.

Hiện nay, áp lực lạm phát dù đã được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong khi rủi ro nợ quốc gia vẫn còn lớn đang gây thách thức cho công tác điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng của NHNN khi vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định an toàn hệ thống tổ chức tín dụng. Tỷ lệ tín dụng/GDP liên tục duy trì ở mức cao, có xu hướng gia tăng (cuối năm 2022: 125,34%; 2021: 124,35%).

Chính vì vậy, việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô.

Theo NHNN, việc dỡ bỏ biện pháp này cần thận trọng, đảm bảo các điều kiện cần thiết và từng bước thực hiện phù hợp với điều kiện thị trường. Hiện nay trong quá trình điều hành, NHNN đã và đang thực hiện kết hợp triển khai đồng bộ việc áp dụng các chỉ tiêu an toàn theo chuẩn mực quốc tế trong hoạt động của các tổ chức tín dụng với việc phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho tổ chức tín dụng, qua đó ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, cải thiện các chỉ số an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Đồng thời, để tiến tới và kiểm soát tín dụng thông qua các chỉ số an toàn, NHNN đang chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, nâng cao chuẩn mực quản trị theo thông lệ quốc tế; tuy nhiên, điều này cũng cần song hành với việc triển khai hiệu quả quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nhằm nâng cao vai trò và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường vốn đáp ứng được nhu cầu vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào kênh vốn tín dụng ngân hàng.

Bài viết liên quan

08/04/2025 Cơ hội tích lũy cổ phiếu đầu ngành, ít chịu tác động trực tiếp từ “bão thuế” với định giá hấp dẫn

(TBTCO) – Trong tuần giao dịch mới, thị trường chứng khoán trong nước vẫn chịu áp lực bán, vẫn khó có nhịp phục hồi, nhưng vẫn có sự phân hóa khi nhà đầu tư nhận diện được cơ hội từ các cổ phiếu cơ bản, ít chịu tác động trực tiếp từ các chính sách thuế […]

Xem thêm
18/03/2025 Giá vàng nhẫn chiều 18/3 tiếp tục phá đỉnh, tiến sát mốc 99 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn bán ra đã cán mốc 98,5 triệu đồng/lượng. Tương tự, giá vàng miếng cũng vọt lên mức 97,9 triệu đồng/lượng. Lúc 14h25′, giá vàng nhẫn tại Bảo Tín Minh Châu tăng lên mốc 96,95 – 98,5 triệu đồng/lượng, đổ xô các kỷ lục trước đó. Tương tự, giá vàng miếng cũng được điều […]

Xem thêm
10/03/2025 Vừa chạm ngưỡng 10.000 tỷ vốn điều lệ, công ty chứng khoán liên quan Chủ tịch Trần Hùng Huy lại sắp tăng vốn

Công ty chứng khoán này lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 tăng trên 60%, đạt 1.350 tỷ đồng.   Mới nhất, Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) đã công bố Nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ. Cụ thể, HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (mã: ACB) đã quyết định tăng vốn điều lệ […]

Xem thêm
20/02/2025 Chứng khoán bất ngờ tăng mạnh nhất từ đầu năm, điều gì đang diễn ra?

Điểm sáng là thanh khoản khớp lệnh HOSE cũng cải thiện gần 20% so với phiên trước lên 15.300 tỷ đồng. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã có phần tích cực hơn sau chuỗi lình xình của thị trường trước đó. Sau nhịp khởi đầu chậm chạp đầu phiên, lực cầu […]

Xem thêm
17/02/2025 Đất nông nghiệp bị biến tướng theo trào lưu pickleball

Thời gian qua, thông tin hàng loạt khu đất vốn là đất nông nghiệp, đất dự án bỏ hoang, kho bãi… bị san lấp, cải tạo trái phép trở thành các cụm sân pickleball được dư luận quan tâm. Sân pickleball là loại hình công trình thể thao ngoài trời. Việc xây dựng phải có […]

Xem thêm
17/02/2025 Loạt cổ phiếu mà bán chỉ vàng không đủ đi 1 lệnh: Nhiều mã tăng nóng từ đầu năm, đại diện tỷ USD vốn hóa cũng góp mặt

Với những mã cổ phiếu “đắt đỏ” nhất sàn chứng khoán, nhà đầu tư thậm chí có thể phải bỏ ra khoảng 3 – 4 chỉ vàng mới đủ đi 1 lệnh. Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua thời gian dài gần như lặng sóng nhưng nhiều cổ phiếu vẫn âm thầm đi […]

Xem thêm