Vingroup muốn làm LNG Hải Phòng 5.000 MW, dự thảo điều chỉnh Quy hoạch điện VIII chỉ ‘cho’ 1.600 MW và lùi 5 năm

Vingroup muốn làm LNG Hải Phòng 5.000 MW, dự thảo điều chỉnh Quy hoạch điện VIII chỉ 'cho' 1.600 MW và lùi 5 năm

Dự thảo điều chỉnh PDP VIII mới nhất đã thêm dự án điện LNG Hải Phòng vào danh mục các dự án nguồn điện, lưới điện quan trọng quốc gia và dự án ưu tiên của ngành điện, nhưng các thông số của dự án không như đề xuất của Vingroup.

Mới đây, Tập đoàn Vingroup  đã đề xuất phê duyệt bổ sung các dự án điện năng lượng tái tạo và nhà máy nhiệt điện khí LNG vào Quy hoạch điện VIII (PDP VIII) điều chỉnh và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch VIII điều chỉnh.

Với nhà máy nhiệt điện LNG , tập đoàn đề nghị bổ sung dự án nhà máy nhiệt điện LNG tại Hải Phòng vào Quy hoạch VIII. Nhà máy nhiệt điện LNG Hải Phòng có công suất 5.000 MW, thời gian thực hiện 2025-2030, tổng mức đầu tư khoảng 5,5 tỷ USD.

Đề nghị của Vingroup nhằm bù đắp công suất cho một số dự án nhà máy nhiệt điện lớn chậm triển khai, như: Nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định I (1.200 MW); Nhà máy nhiệt điện BOT Quảng Trị (1.320 MW); Nhà máy nhiệt điện BOT Vĩnh Tân III (1.980 MW); Nhà máy nhiệt điện BOT Sông Hậu II (2.120 MW).

Một tín hiệu đáng mừng là dự thảo điều chỉnh PDP VIII mới nhất đã thêm dự án điện LNG Hải Phòng vào danh mục các dự án nguồn điện, lưới điện quan trọng quốc gia và dự án ưu tiên của ngành điện.

Vingroup muốn làm LNG Hải Phòng 5.000 MW, dự thảo điều chỉnh Quy hoạch điện VIII chỉ 'cho' 1.600 MW và lùi 5 năm- Ảnh 1.

Tuy nhiên, dự thảo điều chỉnh PDP VIII đưa ra các con số khác với đề xuất của Vingroup. Cụ thể, dự án điện khí LNG Hải Phòng có công suất dự kiến là 1.600 MW (bằng 32% công suất đề xuất của Vingroup) và giai đoạn vận hành là 2031-2035 (chậm hơn 5 năm so với đề xuất của Vingroup).

Danh mục các dự án quan trọng và ưu tiên này có 21 dự án điện khí LNG, bao gồm 13 dự án dự kiến vận hành trong 2025-2030 và 8 dự án cho giai đoạn 2030-2035.

Có 2 dự án trong giai đoạn 2030-2035 được đánh giá là “có thể đẩy sớm lên giai đoạn 2026-2030 theo nhu cầu của hệ thống điện” là LNG Công Thanh tại tỉnh Thanh Hóa với công suất 1.500 MW và LNG Long Sơn tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với công suất 1.500 MW.

Về cơ cấu nguồn điện tới năm 2030 , tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước (không bao gồm xuất khẩu) là 183.291-236.363 MW. Trong đó, nhiệt điện LNG 22.524 MW (chiếm tỷ lệ 9,5-12,3%) và nguồn điện linh hoạt (nhiệt điện sử dụng nhiên liệu LNG, dầu, hydrogen… có độ linh hoạt vận hành cao) 2.000-3.000 MW (chiếm tỷ lệ 1,1-1,3%).

Về nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2026-2030 , tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 136,3 tỷ USD, trong đó: đầu tư cho nguồn điện khoảng 118,2 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 18,1 tỷ USD.

Định hướng giai đoạn 2031-2035, theo ước tính, nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 130,0 tỷ USD, trong đó: đầu tư cho nguồn điện khoảng 114,1 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 15,9 tỷ USD, sẽ được chuẩn xác trong các quy hoạch tiếp theo.

Bài viết liên quan

04/04/2025 Chứng khoán phái sinh ngày 3/4: Các hợp đồng tương lai giảm điểm mạnh, thanh khoản tăng

(TBTCO) – Các hợp đồng tương lai giao dịch giảm điểm mạnh trên thị trường chứng khoán phái sinh phiên giao dịch ngày 3/4. Mức giảm của các hợp đồng khá lớn về điểm số tương tự thị trường cơ sở. Thanh khoản thị tăng mạnh so với phiên giao dịch trước đó. Trên thị trường […]

Xem thêm
04/04/2025 Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 4/4/2025

Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Tin doanh nghiệp MST – CTCP Đầu tư MST: Công bố đơn từ nhiệm chức vụ Trưởng Ban kiểm soát của bà Nguyễn Minh Huyền MCF – Công ty CP Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm : Công […]

Xem thêm
03/04/2025 Một công ty bia muốn “vét sạch két” trả cổ tức tiền mặt 163%, quá khứ từng bạo chi cổ tức gần 350%

Đây là doanh nghiệp có truyền thống trả cổ tức bằng tiền mặt vài trăm % trong nhiều năm qua. Mới đây, CTCP Bia Sài Gòn Sông Tiền (mã: SST) đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, dự kiến tổ chức vào ngày 21/4 tới đây. Theo đó, SST đặt kế […]

Xem thêm
02/04/2025 Doanh nghiệp hàng không kinh doanh 1 vốn 4 lời sẽ “mất” hàng chục tỷ lợi nhuận từ năm 2025 vì một lý do đặc biệt

Doanh nghiệp này có tỷ suất sinh lời cao hàng đầu trên sàn chứng khoán, không vay nợ tài chính, cổ tức tiền mặt “đều như vắt tranh”. Sau một nhịp tăng mạnh lên gần đỉnh lịch sử vào cuối năm ngoái, cổ phiếu SCS của CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn đã quay […]

Xem thêm
31/03/2025 Cổ phiếu PNJ xuống “đáy” hơn 1 năm bất chấp giá vàng lập đỉnh mọi thời đại, điều gì đang diễn ra?

So với đỉnh lịch sử hồi tháng 8/2024, cổ phiếu PNJ mất 23% giá trị, vốn hóa thị trường còn lại 27.800 tỷ đồng. Giá vàng đang trở lại đỉnh cao mọi thời đại. Chiều ngày 28/3, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 98,8 – 100,8 triệu đồng/lượng; PNJ niêm yết […]

Xem thêm
28/03/2025 Chuyện gì đây: Một cổ phiếu vừa chứng kiến lần thứ 12 vượt đỉnh từ đầu năm

Nếu tính từ thời điểm đầu năm, cổ phiếu này đã bật tăng tới 107%, tương ứng cao gấp đôi giá trị chỉ sau chưa đầy 3 tháng. Bất chấp thị trường chung biến động khó lường thời gian qua, cổ phiếu TOS của CTCP Dịch vụ biển Tân Cảng lại có cú “nhấn ga” tích cực […]

Xem thêm